Mong muốn tìm hiểu xem cách nuôi gà của quốc gia hàng đầu về nông nghiệp công nghiệp cao có gì đặc sắc hơn so với Việt Nam, tôi đã tìm đến một trang trại gà tây ở sa mạc Negev (Israel). Thời gian này, trại đang rất bận rộn cho việc xuất gà phục vụ các dịp lễ cuối năm và năm mới. Theo thống kê trong môn học nông nghiệp của tôi thì mỗi năm Israel có trên 90 ngàn tấn gà tây được sản xuất.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được áp dụng cho chăn nuôi.
Việc nuôi gà tây giống thịt là lĩnh vực nổi bật nhất của ngành chăn nuôi gia cầm Israel, chiếm hơn 60% sản lượng gia cầm. Sản phẩm gà tây chế biến được xuất khẩu chủ yếu sang Tây Âu. Với điều kiện khí hậu khô nóng nhưng giống gà tây ở đây lại có khả năng kháng bệnh cao và rất to (con nặng nhất lên đến 20kg) trong vòng 3 tháng 10 ngày. Thành công của người Do Thái nằm ở khâu phát triển giống gia cầm, còn cách nuôi con gà “khủng” khá đơn giản.
Nông nghiệp “ khép kín”
Israel được mệnh danh là thiên đường nông nghiệp công nghệ cao với lượng nông sản xuất khẩu mỗi ngày. Nhưng những phế phẩm nông nghiệp sẽ được tiêu thụ ở đâu? Vào trại gà này thì tôi biết được, giống gà tây với đặc tính có thể ăn được chất xơ đã giúp cho người Israel giải được bài toán nông sản. Quả thực, gà ở đây có chế độ ăn như một vận động viên thể thao. Hầu hết rau, củ, quả trồng ở khu vực sa mạc Negev này đều được tận dụng làm thức ăn cho gà.
Đi cùng tôi là bạn Nguyễn Văn Hoàng, chuyên ngành thú y. Hoàng đã phải ngạc nhiên trước khẩu phần ăn của 1 con gà nơi đây. Hoàng cắn thử hạt cám và nói rằng: “Hạt cám chắc, khi cắn có thể thấy rõ xác thành phần cà chua, cà tím, bắp, lúa mạch sấy khô được trộn đều… Đặc biệt là cám gà có mùi thơm như bánh quy chứ không hôi như Việt Nam mình”.
Tác giả bài viết với một con gà tây mái, gần được 2 tháng tuổi, nặng khoảng 8kg.
Giải đáp thắc mắc của chúng tôi, ông Barak Moskovis, chủ trại gà, cho biết: “Công thức cám gà ở mỗi vùng không giống nhau. Tùy thuộc vào khu vực quanh đó được trồng những loại cây, trái gì. Những sản phẩm đó sẽ được nghiên cứu theo tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý cho gia cầm. Điều đó góp phần làm cho giống gà tây nơi đây có trọng lượng rất lớn, cho chất lượng thịt ức rất ngon, luôn đạt hàm lượng dinh dưỡng cao nhất của thị trường Tây Âu.
Đối với người Israel, họ làm gì cũng có nguyên nhân. Quá quen thuộc với việc chăn nuôi trên đệm lót sinh học, đến đây tôi mới thấy được sự tiện lợi của việc nuôi gà trên nền cát đặc trưng của sa mạc. Để có thể tận dụng phân gà làm phân compost (phân hữu cơ) cho cây trồng. Phân trộn hữu cơ góp phần làm cho cây trồng ở Israel luôn đạt năng suất cao. Loại phân này đặc biệt là không hề có mùi hôi. Đó là lý do chuồng gà to đùng là thế mà không hề có sự xuất hiện của ruồi, muỗi. Phân compost bắt đầu được tạo trong thời gian sinh trưởng của gà, tức là khoảng 3 tháng. Gà đem xuất khẩu cũng là lúc phân được bán cho các vườn cà chua, cà tím. Đó là sự kết hợp chặt chẽ trong nông nghiệp nơi đây.
Thức ăn tự động ra khi gà có nhu cầu.
Những người Do Thái thông minh, không cần cầu kỳ trong quy mô chuồng trại, không hệ thống máy sưởi, máy lạnh. Trước mắt tôi, là hình ảnh một trại gà được nuôi đơn giản trong nhà tôn, trên nền cát, mắt lưới rào chung quanh. Mọi hoạt động đều phụ thuộc vào máy tính điều hành toàn bộ trại gà. Nhưng những chú gà to khỏe vẫn ăn uống tốt, ở thỏa mái. Sinh viên Việt Nam làm thêm ở trang trại này cũng chỉ có việc là khởi động máy và đi nhặt gà chết ở các chuồng.
Tự động hóa hoàn toàn
Quy mô 1 trang trại gà này khoảng 20 hécta với 8 chuồng gà trưởng thành và khu nuôi gà con. Mỗi chuồng có tầm 6 ngàn con gà trống và mái chỉ được phân cách nhau bằng tấm lưới. Mục đích của việc để trống và mái cùng chung một chuồng là để tối ưu hóa nguồn thức ăn cho gà. Cụ thể, gà mái thường không ăn hết phần thức ăn của mình. Trong khi gà trống luôn đói ăn hơn. Vậy nên lượng thức ăn dư sẽ được “máy” chuyển xuống phía sau khu của gà trống. Vì thế, lượng cám được cho vào “máy” sẽ luôn đủ cho một chuồng gà, không thừa không thiếu dưới sự tính toán chặt chẽ của người Israel.
Bạn Huỳnh Văn Lập (chuyên ngành nông nghiệp, quê tỉnh An Giang), sinh viên người Việt duy nhất làm việc trong trại gà này, cũng công nhận: “Trại gà Tây này là một quy trình khép kín từ khâu con giống đến lúc gà trưởng thành. Con người chỉ đóng góp một ít sức lực tay chân còn lại là “máy” nuôi gà hết. “Máy” ở đây là một buồng chứa thức ăn được lắp thiết bị cảm biến trung tâm. Nối theo đó là dãy khay chứa thức ăn cho gà. Mỗi ngày buồng sẽ được bơm thức ăn đã được tính toán đủ cho đàn gà. Khi nào gà có nhu cầu, chỉ cần chạm mỏ vào khay, thì tức khắc hệ thống cảm biến nhận được và báo tin cho máy chủ cho cám xuống một lượt đến các dây chuyền.”
Huỳnh Văn Lập (chuyên ngành nông nghiệp, quê An Giang), sinh viên người Việt duy nhất làm việc trong trại gà đang thử hệ thống cảm biến thức ăn cho gà.
Việc cho gà uống cũng nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt thông minh, với những bồn nước được bơm đầy mỗi ngày. Lượng nước vừa đủ sẽ được chảy xuống khay mỗi ngày, để hạn chế chuồng trại ẩm ướt dễ phát sinh bệnh cho gà. Khi gà được 2 tháng tuổi, trọng lượng hơn 10kg, khó khăn trong việc tiêm thuốc kháng sinh thì họ cũng sẽ dùng hệ thống nhỏ giọt này bơm thuốc cho đàn gà uống.
Với khí hậu khắc nghiệt ở đây, để tạo môi trường thoải mái hơn cho sự sinh trưởng của đàn gà. Trên mỗi mái chuồng đều có hệ thống phun cao áp tạo ra hơi nước. Khi thời tiết quá nóng, hệ thống này có thể làm giảm nhiệt xuống điều kiện khí hậu bình thường theo môi trường sinh trưởng mà không gây ảnh hưởng bất lợi đến mức bức xạ.
Mặc dù không được vô khu nhà nuôi gà con nhưng anh Pay, quản lý người Ả Rập, hài hước kể cho chúng tôi: “Giống gà tây con ở đây được nhập từ trại nghiên cứu giống Israel, khi đem về con gà nhỏ chỉ có trọng lượng 140g, khá yếu ớt. Chúng được đem cách ly tại nhà kính với hệ thống máy sưởi trong vòng 10 ngày. Sau khi tiêm chủng đầy đủ và chờ lứa gà đạt chuẩn xuất bán thì gà con sẽ được ra ngoài đời, tự do sống thoải mái. Chỉ sau 3 tháng ăn chơi thì chúng cũng phải lên đường sang châu Âu”.
Anh Pay cũng cho biết giá 1 con gà tây (trung bình 20kg) xuất tại chuồng là 200 shekel, tiền Israel (tương đương 1,2 triệu đồng). Cứ 2 tháng sẽ có 4 chuồng được xuất gà, ước tính 2.400 con gà đã đem lại cho chủ trang trại 480 ngàn shekel (tương đương 120 ngàn USD). Nguồn thu nhập lớn cho ngành chăn nuôi của người Do Thái.
Kim Vũ
Nguồn: Báo Đồng Nai
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất