Dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, thiếu vốn cộng liên kết lỏng lẻo khiến việc duy trì ổn định lợi nhuận với người nuôi gà lông màu hiện vô cùng khó khăn.
- Nghiên cứu chọn tạo 3 dòng gà lông màu thả vườn có năng suất chất lượng cao
- Chăn nuôi gà lông màu an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm: Cho hiệu quả kinh tế cao
- Nuôi gà lông màu, nông dân nhặt trứng mỏi tay
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 1: Chuồng trại và điều kiện chăn nuôi)
Trại gà lông màu của anh Lê Xuân Thịnh xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.
Đủ mọi áp lực
Anh Lê Xuân Thịnh (thôn 4, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) bắt đầu chăn nuôi gà từ đầu những năm 2000. Sau một thời gian nuôi, anh Thịnh nhận thấy nhu cầu sử dụng gà thịt trên thị trường tăng cao nên quyết định vay thêm vốn, đầu tư chuồng trại khép kín trên diện tích 600m2 để nuôi gà thịt thịt lông màu.
Đến nay, trang trại gà thịt lông màu của gia đình anh đã lên tới 6.000 con. Để đa dạng hóa các sản phẩm từ chuồng trại, mới đây vợ chồng anh anh tiếp tục đầu tư nuôi thả thêm 4.000 gà sinh sản.
Anh Thịnh cho biết, ưu điểm của gà lông màu là giống khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, tỷ lệ đồng đều cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị trường bán lẻ.
Đối với gà lông màu, mỗi năm gia đình anh Thịnh nuôi được 3 lứa, với khoảng 18.000 con. Sau khi trừ chi phí nhân công, vật tư, thu nhập từ trại gà thịt của gia đình anh mỗi năm đạt khoảng 450 triệu đồng. Đối với 2.000 con gà đang trong thời kỳ sinh sản (trong tổng số 4.000 con), mỗi tháng, gia đình anh thu nhập cả chục triệu đồng từ tiền bán trứng gà.
Anh Thịnh cho biết, nuôi gà lông màu người nuôi phải thường xuyên dõi biểu hiện của đàn gà để kịp thời phòng trừ dịch bệnh. Gà thường mắc bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa, do đó cần chú ý giữ nhiệt độ phù hợp trong trại gà.
Ngoài ra, thức ăn cho gà phải đủ hàm lượng dưỡng và khoáng chất cũng như cho ăn đúng giờ để đảm bảo gà phát triển khỏe mạnh, đẹp lông, đẹp mã. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mật độ nuôi không quá dày nhằm hạn chế sự phát sinh dịch bệnh và đảm bảo cho sự phát triển của đàn gà.
Lứa gà màu ở trang trại anh Thịnh sắp được bán ra thị trường. Ảnh: Tâm Phùng.
“Gà nuôi quy mô theo hướng công nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi và nắm kỹ lịch tiêm vắc xin. Trong 30 ngày đầu tiên, phải sử dụng đầy đủ và đúng lịch vắc xin cho gà. Gà đến tháng thứ 2 nuôi nhốt trong môi trường rộng hơn và định kỳ từ 10 đến 15 ngày phải sử dụng vắc xin phòng bệnh. Đến tháng thứ 3 không sử dụng vắc xin nữa. Đối với gà đẻ trứng, cần chú ý bổ sung canxi, chất khoáng”, anh Thịnh chia sẻ.
Anh Thịnh cũng lưu ý, việc nuôi kết hợp giữa và thịt và gà đẻ trứng ở cùng một trang trại cần đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Gà đẻ trứng được nuôi nhốt hoàn toàn và không cho tiếp xúc với gà thịt. Hiện nay, lứa gà thịt tại trang trại của anh Thịnh lên tới cả nghìn con sắp được bán ra thị trường.
Chuỗi liên kết còn thiếu và yếu
Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước, trong đó đàn gia cầm khoảng 24 triệu con. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 1.956 trang trại chăn nuôi gia cầm, trong đó trang trại quy mô lớn gồm 56 trang trại, quy mô vừa có 415 trang trại và quy mô nhỏ có 1.500 trang trại, còn lại là chăn nuôi nông hộ với trên 500 nghìn hộ.
Tuy nhiên, toàn tỉnh có trên 50% số hộ tham gia nuôi gia cầm quy mô nông hộ, với phương thức chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; nhiều giống bản địa năng nên năng suất chăn nuôi còn thấp, trong khi đó các giống nhập nội chưa phát huy được năng suất tối ưu (chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ).
Bên cạnh đó, người nuôi gia cầm nói chung, nuôi gà thịt, gà sinh sản nói riêng đang đối diện với nhiều áp lực về vốn đầu tư, tính liên kết chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, dịch bệnh Covid-19 kéo khiến nhiều hộ gia đình chăn nuôi gà rơi vào cảnh lao đao.
Ngoài gà thịt, trại gà của gia đình anh Thịnh còn 4.000 gà trứng. Ảnh: Quốc Toản.
Anh Lê Công Lâm (xã Thọ Sơn, Triệu Sơn) bắt đầu triển khai mô hình nuôi gà thịt từ năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế khó khăn, khiến thị trường tiêu dùng hạn chế. Do vậy, trang trại của gia đình anh luôn trong tình trạng thua lỗ và không còn vốn để tái đàn.
“Thời điểm dịch bệnh, giá gà thịt bị đẩy xuống thấp nhất với mức 47.000 đồng/kg. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến quán ăn, nhà hàng, các bếp ăn tập thể… giảm lượng tiêu thụ nên gà không thể xuất bán. Bình quân cứ 3 tháng là gà có xuất bán, tuy nhiên, do dịch bệnh, đàn gà có thể phải nuôi tới 8 tháng mới được xuất bán vì thị trường không có nhu cầu trong khi đó chi phí vật tư nông nghiệp, chăn nuôi tăng cao nếu gà thịt không tìm được đầu ra”, anh Lâm cho biết.
Anh Thịnh càng nuôi càng thua lỗ, hộ dân này buộc phải để chuồng trại hoang hóa một thời gian dài. Đầu năm 2022, trại gà của anh Lâm hoạt động trở lại và liên kết với một số chủ trại gà khác để được hỗ trợ cấp giống, thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi. Hiện trại gà của gia đình anh Lâm có khoảng 3.000 con gà thịt lông màu.
“Cái khó nhất của người chăn nuôi hiện nay là việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng để mở rộng sản xuất. Không có vốn, tài sản cầm cố ít giá trị, cộng thêm dịch bệnh hoành hành mấy năm nay khiến nhiều nông hộ gần như kiệt quệ sau đại dịch. Trong khi rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi luôn tiềm ẩn khiến nhiều người nản chí”, anh Lâm chia sẻ.
Ông Lê Sỹ Thành, Trưởng phòng Khuyến nông – Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa cho biết, giá gà thịt khi xuất chuồng hiện nay tương đối thấp, thị trường bấp bênh không ổn định khiến người nuôi có lúc lỗ có lúc lãi.
Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, người chăn nuôi cần chủ động liên kết với đơn vị cung ứng dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp… hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp bà con có kế hoạch tốt hơn cho việc chăn nuôi và chủ động hoàn toàn về thị trường tiêu thụ.
Không những thế việc liên kết còn giúp bà con giảm được giá trị đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thú y…) qua đó giúp tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay, do khó khăn trong đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm, người nông dân phải tự bơi trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Và câu chuyện anh Lê Xuân Thịnh là một ví dụ khi anh vừa là chủ trại gà, vừa kiêm nhiệm thương lái, nhân viên tiếp thị, giúp bà con bao tiêu sản phẩm.
“Cách đây vài năm, tổ hợp tác chăn nuôi tại địa phương được thành lập, tuy nhiên do hoạt động không hiệu quả nên giải thể. Hiện nay, người chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện liên kết chuỗi giá trị sản xuất vì chưa có tổ chức hợp tác đứng ra làm đầu mối liên kết sản xuất. Nếu không khắc phục được những tồn tại, hạn chế này, gà sẽ không có thị trường tiêu thụ ổn định và người nông dân rất dễ gặp rủi ro đối với sản phẩm do chính tay mình làm ra”, anh Thịnh cho biết.
Trần Quốc Toản – Tâm Phùng
Nguồn: nongnghiep.vn
Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước, trong đó đàn gia cầm đạt khoảng 24 triệu con. Năm 2022, Thanh Hóa đặt chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 7.768 tỷ đồng. Tuy nhiên toàn tỉnh có trên 50% số hộ tham gia nuôi gia cầm quy mô nông hộ, với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nhiều giống bản địa năng nên năng suất chăn nuôi còn thấp, trong khi đó các giống nhập nội chưa phát huy được năng suất tối ưu (chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ).
- nuôi gà lông màu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất