Còn khoảng hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2018, thời điểm này, các hộ chăn nuôi gà trống thiến tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng cung cấp cho thị trường Tết.
Gà trống thiến được xem là món ăn cổ truyền của dân tộc vào dịp Tết và được người dân ưa chuộng.Theo những hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, dịp gần Tết, thay vì nuôi gà thịt thông thường, nhiều hộ đã lựa chọn nuôi loại gà trống thiến cung cấp ra thị trường.
Nuôi gà trống thiến phục vụ thị trường Tết đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Ảnh: Lê Xuân-TTXVN
Theo quan niệm dân gian gà trống thiến là loài vật linh thiêng thường dâng cúng tổ tiên vào những dịp lễ, tết.
Ông Bùi Văn Thân, ấp 5, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ cho biết, ngay từ tháng 5, gia đình ông đã chuẩn bị nuôi gần 1.000 con gà trống thiến căn xuất chuồng vào vừa đúng dịp Tết Nguyên đán. Người dân lựa chọn nuôi gà trống thiến dịp này là do gà trống thiến dễ nuôi, chi phí thấp, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Gà trống thiến thường có kích thước lớn gấp 3 – 4 lần so với gà bình thường, thịt mềm nhưng săn chắc và ngọt, không nhão như thịt gà tây, có nhiều mỡ, da dày và giòn, sau khi luộc màu gà ngả vàng óng rất đẹp mắt.
Với những ưu điểm như trên nên người dân thường nuôi gà trống thiến để ăn vào những ngày Tết hoặc đem biếu, tặng.
Ông Bùi Văn Thân cho biết thêm, cái khó nhất khi nuôi gà trống thiến là khâu tuyển chọn gà và thời điểm để thiến. Thông thường, gà khoảng 90 ngày tuổi có thể bắt đầu thiến. Khi chọn gà thiến thường chọn những con khỏe, có mào to đẹp, lông vàng, chân vàng đẹp, khâu này chủ yếu lựa chọn bằng cảm quan và kinh nghiệm của người nuôi.
Gà sau khi thiến thường ăn rất khỏe, thức ăn chủ yếu của gà thiến là ngô, sức đề kháng cao, bệnh tật ít nên chi phí nuôi gà thiến ít hơn so với gà thường.
Ngoài ra Đồng Nai là địa bàn tập trung đồng đồng bào người Hoa, đặc biệt dịp này, nhu cầu thịt gà thiến trong các đám cưới, đám hỏi của người Hoa rất đông nên nhu cầu tiêu thụ gà trống thiến luôn cao, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.
Ông Trần Việt Hùng, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ cho biết, vụ Tết năm nay, gia đình ông có 1.200 con gà trống thiến chuẩn bị xuất ra thị trường. Mặc dù nuôi gà trống thiến mất thời gian lâu hơn, khoảng 8 tháng (gà thịt chỉ mất 3 tháng) nhưng giá gà thiến luôn cao hơn hẳn, giá khoảng 120.000 đồng/kg trong khi gà thịt chỉ bán với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg và ít khi rớt giá vào dịp Tết Nguyên đán.
Điều khiến người chăn nuôi an tâm là nhu cầu thị trường về mặt hàng này ngày càng tăng nên nuôi đến đâu bán hết đến đấy.
Nhờ luôn đảm bảo chất lượng nên mặt hàng gà trống thiến của huyện Cẩm Mỹ khá “hút” khách tại địa phương và một số khu vực ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thậm chí những năm gần đây có cả thương lái từ Tp. Hồ Chí Minh về đặt mua để bán ra thị trường những ngày giáp Tết.
Theo ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, mô hình nuôi gà thiến với số lượng lớn dịp Tết Nguyên đán bắt đầu được thực hiện cách đây 2 năm. Ban đầu, người dân không nghĩ nuôi gà thiến mang lại lợi nhuận cao nhưng do thời điểm đó giá gà thịt quá rẻ nên những chủ trang trại cắt lỗ bằng cách chỉ bán gà mái còn gà trống để lại để thiến chờ giá, nhưng khi đến Tết họ thấy đây là một hướng có lợi nhuận tốt nên từ đó họ bắt đầu triển khai.
Ông Nguyễn Văn Hạnh cho biết, trên địa bàn xã, số lượng gà trống thiến và số hộ chăn nuôi tăng dần qua các năm. Điều này góp phần làm cho đời sống người chăn nuôi được cải thiện hơn, nhiều hộ gia đình có thu nhập hơn 100 triệu đồng/vụ gà Tết.
Ngoài ra, việc chuyển đổi từ nuôi gà thịt sang gà trống thiến góp phần làm giảm sức ép nguồn cung thịt gà ra thị trường do nuôi gà trống thiến mất thời gian lâu hơn và lợi nhuận cũng cao hơn./.
Lê Xuân/TTXVN
- chăn nuôi gà li>
- gà trống thiến li> ul>
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất