Chim công sinh sản theo mùa (từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch) và đẻ cách nhật (2 ngày đẻ 1 trứng). Thời gian đẻ trứng vào buổi chiều.
Chăm chim ngay trong phòng ngủ
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, trải qua nhiều công việc, nhưng rồi anh Nguyễn Văn Phương (ở xã An Lâm, huyện Nam Sách, Hải Dương) quyết định trở về quê nhà, thử nghiệm chăn nuôi với nhiều giống vật nuôi hoang dã, cuối cùng, anh quyết định chọn nuôi chim công làm hướng phát triển kinh tế.
Để có những giống chim công đẹp, anh Phương phải rất kỳ công lặn lội nhiều nơi mới tìm mua được chim giống với giá rất cao. Ảnh: Diệu Vy.
“Thời điểm năm 2015, số lượng người nuôi chim công ở nước ta chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chim công là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, do đó, tôi phải lặn lội khắp trong Nam ngoài Bắc để tìm mua chim giống. Cả nhà cả cửa dồn tiền, cộng với vay mượn cũng chỉ có được 92 triệu đồng, đủ mua một cặp chim công xanh Ấn Độ, 1 bộ chim trĩ 7 màu sinh sản cùng một vài con chim trĩ xanh khoang cổ, gà 9 cựa… về nuôi”, anh bồi hồi nhớ lại.
Mạo hiểm đầu tư vào những loài chim quý, anh quyết tâm dồn hết tâm huyết vào chăm sóc cặp chim công đầu tiên. Sau một thời gian, cặp công này đẻ được 1 quả trứng, anh để cho gà ấp nở ra chim công con. Mừng khi có thành quả đầu tiên, nhưng anh cũng không khỏi lo lắng vì chưa biết cách chăm sóc con non loài chim quý này.
Cho chim công con vào lồng nhựa nuôi ngay tại giường ngủ để thuận tiện chăm sóc, hàng ngày, ngoài việc theo dõi tập tính của chim, anh còn tìm tòi tài liệu trên mạng, báo đài hướng dẫn cách nuôi hiệu quả. Và rồi, nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh đã thành công. Nhiều lứa chim công non đã được ra đời. Anh mạnh dạn đăng ảnh trên mạng xã hội và nhanh chóng bán được với giá 1,5 triệu đồng/con.
“Tôi đăng lên trang facebook cá nhân, có rất nhiều người hỏi mua. Nhiều lúc không có chim công non mà bán. Lúc này, gia đình mới phần nào yên tâm về quyết định của tôi”, anh Phương kể.
Chuồng nuôi chim công cần phải rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất nên có sân chơi ngoài trời. Ảnh: Diệu Vy.
Nhìn lại hành trình chăn nuôi chim công của anh Phương, có nhiều thành quả song cũng không ít khó khăn, khiến anh có lúc muốn buông bỏ đam mê.
Từ kinh nghiệm đáng buồn này, anh Phương khuyên người nuôi chim công cần phải tìm tòi, hiểu rõ tập tính của chúng. Nếu chim có những biểu hiện lạ, cần trao đổi với những người có kinh nghiệm, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh bằng cách tiêm các loại thuốc.
Chẳng hạn như thời điểm mới phát triển trang trại, anh tìm mua được đôi chim công trắng với giá 45 triệu đồng. Đẻ xong 1 trứng thì con mái bị ốm. Anh phải đút từng thìa cháo, tiêm nhiều loại thuốc cho chim, nhưng vì mới chăn nuôi giống chim này, còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên cuối cùng con chim công mái vẫn chết.
Nuôi loài trong Sách Đỏ, cần tuân thủ quy định pháp luật
Để gây dựng trang trại chim công như hiện nay, anh Phương còn phải trải qua nhiều khó khăn khác, từ chuyện phải đầu tư số tiền lớn đến chuyện phải có cơ duyên mới mua được những cặp công thuần, đặc hữu.
Chỉ vào lồng nuôi chim công má vàng (1 trống 3 mái), anh nói: “4 con này tôi phải lặn lội vào tận Gia Lai mua với giá 140 triệu đồng. Bình thường tìm trên mạng hoặc tham gia các hội nhóm thì khó có thể mua được. Muốn mua loại chim quý này về nhân giống, ngoài việc tìm tòi và đợi chờ, còn cần có cơ duyên”.
Theo anh Phương, việc nuôi chim công cũng không quá phức tạp nếu người nuôi nắm được những quy trình nhất định. Ảnh: Diệu Vy.
Chim công cần diện tích lớn về chuồng trại. Mỗi chuồng rộng chừng 20m2 sẽ ghép 1 chim trống với 3 chim mái sinh sản. Nông hộ có diện tích lớn có thể đầu tư chuồng trại bán tự nhiên, một nửa lồng có mái che và cầu để chim đậu, phần còn lại quây lưới để có ánh nắng tự nhiên, khi đó, chim công sẽ có không gian tắm nắng giúp tăng sức đề kháng và giúp cho bộ lông thêm óng đẹp.
Việc chăm sóc loài chim này không tốn nhiều nhân công, chỉ cần cho chim ăn, uống và dọn dẹp chuồng trại 2 lần/ngày (vào buổi sáng và chiều).
“Chim công là giống chim lông vũ nên có thể cho ăn các loại thức ăn như cám gà hoặc rau, lạc, bổ sung thêm vitamin. Trong giai đoạn chim công sinh sản, có thể cho ăn thêm mồi tươi như sâu, dế, thịt bò…”, chủ trại chim công chia sẻ kinh nghiệm.
Cùng họ với gà, nhưng chim công sinh sản theo mùa (từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch) và đẻ cách nhật (2 ngày đẻ 1 trứng). Thời gian đẻ trứng vào buổi chiều, người nuôi cần chú ý kịp thời thu gom trứng cho máy ấp hoặc gà ấp.
Nhận thấy tiềm năng phát triển chăn nuôi chim công, anh Phương quyết định vay vốn ngân hàng để mua thêm chim giống và xây thêm chuồng trại. Sau 7 năm phát triển, hiện anh có cơ ngơi khoảng 4.000m2 chuồng với hàng chục chim mái sinh sản.
Chim công là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nên quá trình nuôi cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Ảnh: Diệu Vy.
Theo giá bán tại trang trại của anh Phương, chim công giống (1 tháng tuổi, đã được tiêm vacxin) đắt nhất là công má vàng với giá 3,5 triệu đồng/con, chim công trắng có giá 2,5 triệu đồng/con và chim công xanh có giá 1 triệu đồng/con.
Có thể nói, “hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”, mô hình trang trại chăn nuôi chim công đã mang lại thu nhập rất cao cho gia đình anh Phương. Ngoài trả hết nợ, anh còn xây dựng được nhà cửa khang trang, có của ăn của để.
Diệu Vy
Nguồn: nongnghiep.vn
Anh Phương khuyến cáo, chim công là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam nên trước khi có ý định nuôi, người mua phải tìm hiểu mua giống tại các cơ sở được Chi cục Kiểm lâm cấp phép, quá trình nuôi dưỡng cũng phải đăng ký để tránh vi phạm pháp luật.
Chia sẻ thêm về cách chăm sóc khi chim công bị bệnh, anh Phương cho hay: Hiện vẫn chưa có thuốc chuyên trị cho loài công. Do vậy, khi chim bị bệnh, chủ yếu đều dùng thuốc của gà để chữa. Loài công có sức đề kháng tự nhiên tốt nên việc chữa trị cũng dễ dàng. Đến khi chim đạt 1 năm tuổi thì sức đề kháng tự nhiên rất cao, lúc này chim công gần như sẽ không còn mắc bệnh nữa.
- chim công li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
ôi thật đẹp làm sao!