Nuôi lợn an toàn giữa tâm dịch - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi lợn an toàn giữa tâm dịch

    Nhờ luôn chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh từ xa, trang trại nuôi gần 200 lợn nái và 500 lợn thịt của anh Vũ Xuân Tính vẫn có lãi dù nằm trong vùng dịch.

     

    Phải khó khăn lắm chúng tôi mới thuyết phục được anh Vũ Xuân Tính ở thôn Đồng Trung, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) dành cho một biệt lệ – phỏng vấn và ghi hình về bí quyết chăn nuôi heo có lãi của gia đình anh, giữa lúc bệnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành.Nuôi lợn an toàn giữa tâm dịch

    Trang trại lợn của anh Tính được bảo vệ nghiêm ngặt

     

    Anh Tính cho biết: “Do có những hộ dân không tuân thủ nghiêm ngặt qui trình chăn nuôi an toàn sinh học, không thực hiện vaxcin phòng ngừa dịch bệnh cho lợn đúng lịch thú y, đã làm phát snh nhiều loại dịch bệnh gây hại. Sau đó là hiệu ứng đua nhau bán chạy lợn để thu hồi vốn của người chăn nuôi, dẫn đến giảm nguồn cung trong và sau dịch hại, đẩy giá lợn lên cao. Lúc này trang trại nào bảo toàn được đàn lợn, chăn nuôi sẽ có lãi”.

     

    Theo đó, để giữ được đàn lợn an toàn trước các loại dịch bệnh, gia đình anh Tính đã thường xuyên “cấm trại” 100%. Bao gồm tuyệt đối không cho người lạ ra vào trang trại, trường hợp đặc biệt, thượng khách cũng phải qua phòng diệt trùng, mặc đầy đủ các đồ bảo hộ vô trùng, mới có thể được vào khu vực chăn nuôi.

     

    Các phương tiện vận chuyển vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, đều phải phun xịt tẩy trùng kỹ lưỡng trước khi bốc xếp hàng hóa. Cổng nhập và xuất lợn có hố sát trùng và thay nước hàng ngày. Rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần.

     

    Sát trùng chuồng nuôi lợn ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối) bằng formol hoặc nước vôi. Trại lợn luôn được vệ sinh khô ráo và thông thoáng. Phun diệt ruồi muỗi định kỳ.

     

    Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất và chỉ cho lợn ăn sau khi chuồng trại lợn đã đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra không để lợn ăn phải các loại cám ẩm mốc. Bổ sung vitamin C, các vitamin nhóm B thêm vào thức ăn cho lợn để tăng sức đề kháng. Tiêm vacxin ngừa phòng các bệnh do virus như lở mồm long móng, heo tai xanh… đúng lịch thú y, trong đó phòng ngừa vacxin lở mồm long móng cho lợn 2 lần vào các thời điểm lợn 30 ngày tuổi và 60 lợn ngày tuối. Vacxin phòng bệnh tai xanh cho lợn 3 lần/năm vào các tháng 3, 7 và 11.

     

    Đồng thời giám sát sức khỏe trại heo nuôi hàng ngày để chủ động các biện pháp phòng trị sớm. Thực hiện chăn nuôi khép kín, vào ra đồng loạt và chủ động con giống nuôi chất lượng tốt, bằng cách nuôi thêm đàn lợn bố mẹ, ông bà hoặc cụ kỵ. Sau xuất bán lợn tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, rồi để chuồng nghỉ 7 ngày mới nhập lợn nuôi trở lại.

    Nuôi lợn an toàn giữa tâm dịch

    Chăm sóc lợn nái giống GF24

     

    Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nói trên, anh Tính đã luôn bảo toàn được đàn lợn trước các loại dịch bệnh và chăn nuôi có lãi, trong đó năm 2018 đã cung ứng ra thị trường được 100 tấn lợn thịt hơi thương phẩm, gần 5.000 con lợn giống, trừ mọi chi phí đầu tư còn lãi trên 300 triệu đồng, giúp cho 4 lao động tại chỗ có việc làm thường xuyên, mức thu nhập bình quân 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.

     

    Theo ông Trần Văn Phú (Trưởng thôn Đồng Trung): “Anh Tính luôn bảo toàn được đàn lợn và chăn nuôi có lãi, còn do trong nhiều năm làm đại lý bao tiêu, phân phối cám ăn công nghiệp cho các công ty, anh đã không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu, tích lũy kỹ năng chăn nuôi qua các buổi hội thảo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi lợn của công ty cho người dân trên địa bàn. Đồng thời lựa chọn chính xác được các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và cung ứng con giống có uy tín, để đưa vào phát triển sản xuất trong trang trại.”

     

    Hiện tại gia đình anh Tính chủ yếu nhập nuôi giống lợn bố mẹ GF24, giống có ưu điểm: Năng suất sinh sản cao (đẻ 2,35 – 2,5 lứa/năm, mỗi nái đẻ 14 – 15 con/lứa). Chất lượng con giống đồng đều. Tỷ lệ hao hụt thấp. Heo con tăng trọng nhanh. Tỷ lệ thịt xẻ cao (80 – 82%). Đặc biệt, lợn GF24 còn có khả năng kháng tốt với bệnh Ecoli (tiêu chảy).

     

    “Để phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi, trang trại đã tạm dừng sử dụng các loại thịt lợn và các sản phẩm từ lợn mua ở bên ngoài. Tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng dịch nói trên. Đồng thời theo dõi sát sao mọi diễn biến trên đàn lợn. Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường sẽ báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được tư vấn hỗ trợ kịp thời,” anh Vũ Xuân Tính cho biết.

     

    NGUYỄN HẢI TIẾN

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.