Để tránh bị tiểu thương ép giá, sản phẩm làm ra đảm bảo được tiêu thụ hết với giá cao, nhiều gia đình nuôi ong tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã liên kết với nhau thành tổ hợp tác, sản xuất sữa ong chúa cung cấp ổn định cho doanh nghiệp.
Lừa ong… lấy sữa
Với lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên, nghề chăn nuôi ong mật để lấy sữa ở Lâm Đồng đang phát triển rất mạnh, tập trung nhiều nhất là huyện Đức Trọng, Lâm Hà, nay đang mở rộng ra Di Linh và TP Bảo Lộc.
Người chăn nuôi ong lấy sữa lập tổ hợp tác cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp
Nghề chăn nuôi ong lấy sữa mới chỉ thực sự phát triển nhanh tại Lâm Đồng trong vài năm trở lại đây khi nhu cầu sử dụng sữa ong để làm đẹp và tăng cường sức khỏe trên thị trường tăng mạnh.
Để chiết xuất được sữa ong chúa, người chăn nuôi phải trải qua nhiều quy trình tương đối kỳ công. Trước tiên họ phải làm rất nhiều tổ giả, chính những tổ giả này sẽ đánh lừa đàn ong để lấy sữa. Tổ giả được làm bằng chất liệu nhựa dẻo, rỗng bên trong, to bằng đầu ngón tay út người lớn, dài gần 2cm.
Các tổ ong giả được xếp thành từng vỉ, trong mỗi bọng ong có tới hàng trăm tổ giả. Trước khi xếp đầy vào những thùng ong, người chăn nuôi sẽ cấy ấu trùng ong chúa vào từng tổ giả này. Đàn ong nhầm tưởng ong chúa sinh sản để chia thành những tổ ong mới nên dừng tất cả công việc đi lấy mật, phấn hoa tích trữ để tập trung tiết sữa vào các tổ giả nuôi ấu trùng ong chúa.
Sau 3 ngày, những con ong thợ cần mẫn đã tiết đầy sữa vào các tổ để nuôi ấu trùng ong chúa. Khi chúng đua nhau đi lấy sáp về đắp miệng tổ giả lại cũng là lúc người chăn nuôi được khai thác sữa.
Anh Trần Văn Phùng, chủ hộ chăn nuôi ong lấy sữa ở xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng cho biết, cách đây ít năm, thấy một số gia đình trong xã chăn nuôi ong lấy sữa cho thu nhập cao, gia đình anh đã đầu tư 300 triệu đồng mua hơn 100 thùng ong giống về lập trang trại nuôi.
Theo anh Phùng, kỹ thuật chăn nuôi ong lấy sữa không phức tạp, so với nghề trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi ong lấy sữa ít vất vả hơn. Đàn ong cho sữa quanh năm nên “tiền lúc nào cũng rủng rỉnh”.
Theo chị Trần Thị Thu Vân ở xã Bình Thạnh, thực tế chi phí đầu tư để chăn nuôi ong lấy sữa không cao, trung bình mỗi bọng ong giống có giá khoảng 2,5 triệu đồng. Lâm Đồng với điều kiện tự nhiên ưu đãi nên nguồn thức ăn của ong ngoài tự nhiên gần như quanh năm nên tốn rất ít chi phí mua thức ăn cho ong. Nuôi ong lấy sữa cũng ít khi bị dịch bệnh, người chăn nuôi không phải sử dụng các loại hóa chất (như thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) giống như nghề trồng trọt nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỗi bọng ong chỉ sau vài tháng cho lấy sữa là có thể thu hồi được vốn. Đó là chưa kể tiền thu về từ việc nhân giống đàn ong để bán.
Tuy nhiên, ít năm gần đây, chỉ tính riêng huyện Lâm Hà và Đức Trọng, theo thống kê sơ bộ đã có gần 1.000 hộ chăn nuôi ong lấy sữa, khi nguồn cung dồi dào thì sản phẩm lại bị thương lái ép giá, đó là chưa kể sữa ong chúa có xuất xứ từ Trung Quốc cũng trà trộn vào với mác “sữa ong chúa Đà Lạt” khiến cho sản phẩm này có thời điểm rớt giá thê thảm. Một số mối chuyên thu mua sữa ong chúa tại địa phương bỗng ỏng ẹo.
Thu hoạch sữa ong chúa ở xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng
Ông Nguyễn Thế Toàn ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cho biết, vào thời điểm giá sữa ong chúa xuống thấp, có khi chỉ 400.000 đồng/lít gia đình ông đã mua tới 2 tủ lạnh để cất trữ sữa ong chờ cho giá lên hoặc thương lái tới mua. “Khi sữa ong xuống thấp, thương lái ỏng ẹo, chúng tôi phải cầu cứu họ mua với giá rẻ. Dù giá rẻ những vẫn phải bán tháo vì để lâu sợ sữa ong sẽ bị giảm chất lượng”, ông Toàn chia sẻ.
Liên kết hợp tác với doanh nghiệp
Từ năm 2014, hàng chục gia đình chăn nuôi ong lấy sữa tại xã Bình Thạnh đã liên kết lại với nhau thành tổ hợp tác sản xuất. Bên cạnh việc giữ ổn định giá cả sản phẩm, chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao chất lượng sữa ong, tổ hợp tác này còn ký kết cung cấp sản phẩm sữa ong chúa lâu dài cho Cty TNHH Lộc Phát Đà Lạt với giá cao, ổn định.
Điều kiện để được vào tổ hợp tác phải là những gia đình có kỹ thuật chăn nuôi ong tốt, sữa đạt chất lượng do đơn vị nhận bao tiêu sản phẩm đặt ra. Trước khi được vào tổ hợp tác, sữa ong của gia đình xin vào sẽ phải đem mẫu sản phẩm tới Trung tâm Y tế Dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng kiểm tra thấy chất lượng.
Anh Trần Văn Phùng cho biết: “Từ ngày chúng tôi thành lập tổ hơp tác, liên kết cung cấp ổn định sản phẩm cho Cty TNHH Lộc Phát Đà Lạt tuy kỹ thuật chăn nuôi ong có phần khắt khe hơn nhưng đáp lại, sản phẩm sữa ong của tổ hợp tác lại bán được với giá cao gần gấp đôi so với trước đây. Bây giờ, các hộ trong tổ hợp tác không còn phải lo lắng đầu ra. Thu nhập cũng cao hơn nhiều so với trồng cà phê”.
Ông Nguyễn Hữu Hòa, Giám đốc Cty TNHH Lộc Phát Đà Lạt cho biết, do Cty chuyên cung cấp những sản phẩm làm đẹp và sức khỏe từ sữa ong chúa nên rất cần sữa ong nguyên liệu chất lượng cao từ các hộ dân. Muốn có được sữa ong chúa tốt, doanh nghiệp đặt ra những yêu cầu về kỹ thuật khắt khe đối với người chăn nuôi hợp tác. Ngược lại, Cty cam kết thu mua sữa ong chúa cao hơn với giá trên thị trường, đảm bảo người nuôi ong luôn có lời.
Nói về sự liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho rằng, nghề nuôi ong lấy sữa ở Lâm Đồng phát triển mạnh và có Cty TNHH Lộc Phát Đà Lạt hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân là hướng đi tích cực, tạo đà cho việc phát triển lâu dài.
Hoàng Hạnh
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- nuôi ong li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất