Nuôi ong lấy mật được ngành chuyên môn đánh giá là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy đây là mô hình tiềm năng phù hợp điều kiện tại hộ, trong những năm qua, anh Nguyễn Minh Tùng, xã Trường Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) không ngừng mở rộng số lượng thùng nuôi ong lấy mật và chuyển giao công nghệ nuôi ong đến nhiều hộ dân, cơ sở nuôi ong trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt sản phẩm mật ong do anh Tùng sản xuất đã đạt chứng nhận 3 sao OCOP, nhờ quy trình nuôi theo hướng hữu cơ.
Bắt đầu “khởi nghiệp” nuôi ong lấy mật và thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ong Xanh chuyên sản xuất mật ong theo hướng hữu cơ từ năm 2017, anh Nguyễn Minh Tùng đã trải qua nhiều khó khăn ban đầu. Để có được số lượng lên đến 700 – 800 đàn, một khu chế biến mật ong đầy đủ các trang thiết bị, anh Tùng đã chọn cách thức nuôi ong lấy mật đi đúng hướng, theo nhu cầu thị trường là sản xuất mật ong theo hướng hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tham quan khu vực nuôi ong lấy mật theo quy trình hữu cơ của anh Minh Tùng, chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa nuôi ong truyền thống và nuôi ong hướng hữu cơ. Thùng nuôi ong hữu cơ chất chồng lên nhau với nhiều lớp, còn thùng nuôi ong truyền thống chỉ để riêng lẻ có 1 thùng. Theo lời anh Minh Tùng, ngay lúc đầu thực hiện mô hình, anh đã có thời gian thử nghiệm cách nuôi ong hướng hữu cơ tầm 1 năm. Khi thử nghiệm thành công anh mạnh dạn thành lập công ty, tổng số thùng ong lúc mới nuôi là 150 thùng. Năm 2017, anh Minh Tùng đem sản phẩm mật ong tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp và mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tỉnh Sóc Trăng, sản phẩm mật ong do anh sản xuất đạt giải nhì. Khi đạt giải thưởng, sản phẩm mật ong được nhiều khách hàng biết đến và số lượng mật ong cung ứng ra thị trường thời điểm đó tầm 60 lít/tháng.
Anh Nguyễn Minh Tùng, xã Trường Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) thường xuyên kiểm tra mật ong nuôi theo hướng hữu cơ, khi mật đạt đến “độ chín” mới tiến hành thu hoạch. Ảnh: THÚY LIỄU
Để tăng sản lượng mật ong theo từng năm, anh Minh Tùng tiếp tục nhân rộng số lượng đàn ong nuôi lấy mật, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Năm 2019, mật ong sản xuất theo hướng hữu cơ của anh Tùng đạt Chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, với các sản phẩm mật ong như: mật ong hoa nhãn, mật sáp hoa nhãn, mật ong honey bear. Sau khi sản phẩm mật đạt chứng nhận sao OCOP, thị trường tiêu thụ mật ong được mở rộng thêm nên tăng doanh số bán mật lên 30%. Ngoài số lượng đàn ong nuôi tại trại, anh Minh Tùng còn liên kết bao tiêu thu mua mật ong của 2 cơ sở nuôi ong khác (cũng được nuôi ong theo hướng hữu cơ). Hiện nay, số lượng mật ong tại công ty của anh Minh Tùng cung ứng ra thị trường từ 4 – 5 tấn mật/tháng, giá bán mật ong trung bình 100.000 – 640.000 đồng/lít (tùy loại), đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Đồng chí Liễu Nghĩa Tín – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho rằng, mô hình nuôi ong lấy mật theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Minh Tùng đã tạo ra sản phẩm mật an toàn, chất lượng cung ứng đến người tiêu dùng. Đặc biệt với quy trình nuôi ong theo hướng hữu cơ, đảm bảo ong non không bị ảnh hưởng vào thời điểm thu hoạch mật, vì các thùng làm mật và thùng ong sinh sản được tách riêng biệt theo từng thùng khác nhau. Nuôi ong theo quy trình trên, vừa đảm bảo lượng mật thu về đạt năng suất, chất lượng, vừa phát triển thêm đàn ong trong quá trình nuôi. Thông qua mô hình nuôi ong theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Minh Tùng, đơn vị sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình nuôi ong đến hộ dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mô hình nuôi ong theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Minh Tùng khá phù hợp tại các vùng nông thôn, nếu hộ có diện tích vườn cây ăn trái đủ rộng, có thể phát triển nuôi ong tại hộ. Bởi nuôi ong nhẹ công chăm sóc, không tốn chi phí thức ăn nhưng lợi nhuận thu về tốt, góp phần tăng thu nhập tại hộ.
THÚY LIỄU
Nguồn: Báo Sóc Trăng
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất