Với giá bán từ 300 – 350 nghìn đồng/lít (có thời điểm 500 nghìn đồng/lít), mật ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào.
Nuôi ong lấy mật hoa trong tự nhiên, nhất là hoa bạc hà đã có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang. Với giá bán từ 300 – 350 nghìn đồng/lít (có thời điểm 500 nghìn đồng/lít), mật ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào. Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 27.862 đàn ong, tăng hơn 6.800 đàn so với mục tiêu phát triển đàn ong giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh. Trong đó nghề nuôi ong tại 4 huyện vùng cao nguyên đá (chiếm 70,9% tổng số đàn ong của tỉnh). Gia đình anh Hoàng Thanh Đô tại tổ 4, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn duy trì thường xuyên từ 150 – 170 đàn ong.
Mô hình nuôi ong mật bạc hà tại Hà Giang
Nhờ có kinh nghiệm nuôi ong lâu năm, nên mỗi thùng anh Đô để từ 8 – 10 cầu ong và mỗi thùng thu được từ 10 – 12 lít mật/năm. Anh Đô cho biết, với giá bán bình quân 320 nghìn đồng/lít mật tại nhà, vụ hoa bạc hà 2015 anh thu lãi trên 380 triệu đồng sau khi trừ mọi khoản chi phí. Còn gia đình anh Thèn Văn Hải tại tổ 2 thị trấn Mèo Vạc có 1.400 đàn ong cho thu nhập trên 1,2 tỷ đồng. Gia đình anh Hoàng Xuân Bách tại tổ 4 thị trấn Mèo Vạc cũng có thu nhập trên 350 triệu đồng từ ong mật bạc hà… Mật ong bạc hà là nguồn dược liệu quý hiếm luôn được người tiêu dùng và du khách đón nhận. Vì vậy phong trào nuôi ong lấy mật của người dân không ngừng được phát triển. Toàn huyện Đồng Văn có khoảng 4.500 đàn ong. Tính bình quân mỗi đàn cho từ 3 – 3,5 lít mật/năm thì tổng sản lượng mật đạt từ 12,5 – 13 nghìn lít, tương đương với giá trị từ 3,5 – 4 tỷ đồng. UBND huyện đã có nhiều chính sách ưu tiên để giúp đồng bào phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước có tích lũy làm giàu.
Phạm văn Phú (Theo Nông nghiệp Việt Nam)
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T4,09/04/2025
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất