Với giá bán từ 300 – 350 nghìn đồng/lít (có thời điểm 500 nghìn đồng/lít), mật ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào.
Nuôi ong lấy mật hoa trong tự nhiên, nhất là hoa bạc hà đã có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang. Với giá bán từ 300 – 350 nghìn đồng/lít (có thời điểm 500 nghìn đồng/lít), mật ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào. Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 27.862 đàn ong, tăng hơn 6.800 đàn so với mục tiêu phát triển đàn ong giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh. Trong đó nghề nuôi ong tại 4 huyện vùng cao nguyên đá (chiếm 70,9% tổng số đàn ong của tỉnh). Gia đình anh Hoàng Thanh Đô tại tổ 4, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn duy trì thường xuyên từ 150 – 170 đàn ong.
Mô hình nuôi ong mật bạc hà tại Hà Giang
Nhờ có kinh nghiệm nuôi ong lâu năm, nên mỗi thùng anh Đô để từ 8 – 10 cầu ong và mỗi thùng thu được từ 10 – 12 lít mật/năm. Anh Đô cho biết, với giá bán bình quân 320 nghìn đồng/lít mật tại nhà, vụ hoa bạc hà 2015 anh thu lãi trên 380 triệu đồng sau khi trừ mọi khoản chi phí. Còn gia đình anh Thèn Văn Hải tại tổ 2 thị trấn Mèo Vạc có 1.400 đàn ong cho thu nhập trên 1,2 tỷ đồng. Gia đình anh Hoàng Xuân Bách tại tổ 4 thị trấn Mèo Vạc cũng có thu nhập trên 350 triệu đồng từ ong mật bạc hà… Mật ong bạc hà là nguồn dược liệu quý hiếm luôn được người tiêu dùng và du khách đón nhận. Vì vậy phong trào nuôi ong lấy mật của người dân không ngừng được phát triển. Toàn huyện Đồng Văn có khoảng 4.500 đàn ong. Tính bình quân mỗi đàn cho từ 3 – 3,5 lít mật/năm thì tổng sản lượng mật đạt từ 12,5 – 13 nghìn lít, tương đương với giá trị từ 3,5 – 4 tỷ đồng. UBND huyện đã có nhiều chính sách ưu tiên để giúp đồng bào phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước có tích lũy làm giàu.
Phạm văn Phú (Theo Nông nghiệp Việt Nam)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
Tin mới nhất
T6,13/12/2024
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất