Gần 2 năm nuôi thỏ theo hình thức “3 sạch” (chuồng sạch, thức ăn sạch, con giống sạch), gia đình cô Đặng Thị Nguyệt, ngụ ấp Bình Tiên, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã cung cấp ra thị trường nhiều lứa thỏ thịt chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cô Đặng Thị Nguyệt chăm sóc đàn thỏ của gia đình mình.
Vốn ít, dễ chăm sóc
Hiện nay, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, mô hình nuôi thỏ không chỉ giúp gia đình cô Nguyệt phát triển kinh tế, mà còn giúp nhiều hộ gia đình khác vươn lên phát triển kinh tế, giúp địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Năm 2017, đang trong thời điểm thỏ rớt giá đến đỉnh điểm nhưng cô Đặng Thị Nguyệt vẫn mạnh dạn mua thỏ về nuôi, bởi cô dự đoán giá thỏ sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Cô Nguyệt dùng 5 triệu đồng tiền tích góp mua 40 con thỏ nái. Tận dụng đất vườn nhà, cô trồng rau lang và cỏ để làm thức ăn cho thỏ.
Theo cô Nguyệt, nuôi thỏ vốn ít, lại dễ chăm sóc, mỗi ngày cô có thể vừa chăm sóc đàn thỏ vừa làm các công việc khác trong gia đình. Đối với hệ thống chuồng, cô làm thành từng hộc nhỏ, có đệm lót sinh học để hạn chế mùi hôi. Cô dùng phân thải từ thỏ bón cây, vừa tiết kiệm một phần chi phí, vừa góp phần giảm tối đa dịch bệnh cho đàn thỏ và bảo vệ môi trường xung quanh. Ở tuổi 60, sức bền lao động giảm, nhưng với mô hình này, cô Nguyệt cảm thấy phù hợp với mình, vì việc chăm sóc thỏ không đòi sức lao động nhiều.
Đàn thỏ của cô Nguyệt hiện có hơn 50 thỏ nái sinh sản, 200 thỏ lứa. Theo cô Nguyệt, nuôi thỏ đơn giản nhưng phải chăm sóc tỉ mỉ, chú ý tiêm vắc-xin phòng các bệnh nấm, ghẻ, tụ cầu trùng… Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ từ 5 – 7 ngày phải được phun thuốc diệt khuẩn. Mùa lạnh, đàn thỏ cần được che chắn giữ ấm. Cô Nguyệt chia sẻ: “Mỗi năm, thỏ mẹ có thể đẻ từ 8 – 9 lứa, mỗi lứa từ 7 – 8 con. Thỏ con được 1 tháng tuổi thì có thể tách mẹ để nuôi thương phẩm. Sau khoảng hơn 1 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2 – 2,2kg là có thể xuất bán. Mô hình nuôi thỏ này đem lại cho người nông dân thu nhập ổn định”.
Hiện tại, mỗi tháng cô Nguyệt xuất bán khoảng 100 con thỏ thịt, mỗi con trung bình từ 2 – 2,2kg, với giá hơn 70.000 đồng/kg. Trừ đi các khoản chi phí, cô thu lãi từ 4 – 5 triệu đồng. Nguồn thịt thỏ trong thời điểm này khá hút hàng nên cô yên tâm trong việc tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại.
Mô hình phù hợp
Không giấu nghề, cô Đặng Thị Nguyệt luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ cho các hộ gia đình có nhu cầu. Hiện cô cung cấp cho hơn 20 hộ gia đình ở địa phương và các xã khác trong huyện nguồn thỏ giống để chăn nuôi, cùng nhau phát triển kinh tế hộ.
Chị Trương Thị Ngọc – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành cho hay: “Mô hình nuôi thỏ của gia đình cô Nguyệt là một trong những mô hình phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Xã Bình Thành qua một thời gian bị xâm nhập mặn, việc canh tác lúa gặp khó khăn, cho nên người dân dùng đất canh tác lúa trồng cỏ hoặc rau để chăn nuôi thỏ rất phù hợp. Đặc biệt, đối với lao động nữ, đây là công việc khá nhẹ nhàng, ít tốn công chăm sóc. Do vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã rất quan tâm, khuyến khích hội viên phụ nữ nhân rộng mô hình này và hướng tới sẽ thành lập tổ hợp tác chăn nuôi thỏ để phát triển kinh tế cho bà con”.
Hiện nay, trong khi các loại vật nuôi khác gặp khó khăn về nguồn giống, chi phí đầu tư cao, giá bán đầu ra thấp, mô hình nuôi thỏ của gia đình cô Đặng Thị Nguyệt là một hướng đi có tính ổn định. Bởi giá bán khá cao và ổn định, mang lại lợi nhuận cho người nuôi. Từ kinh nghiệm chăn nuôi thỏ của gia đình cô Nguyệt, hy vọng rằng nhiều người dân trên địa bàn huyện sẽ mở rộng sản xuất, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.
Bài, ảnh: Minh Mừng
Nguồn: Báo Đồng Khởi
- chăn nuôi thỏ li>
- kỹ thuật nuôi thỏ li>
- kinh nghiệm nuôi thỏ li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất