[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm giúp cho người chăn nuôi vịt có những hiểu biết đầy đủ hơn về hai chủng vi rút cúm gia cầm H5N6 và H5N1, đồng thời có những định hướng tốt về thị trường tiêu thụ; mới đây, tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức buổi tọa đàm “An toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi vịt”.
Bệnh do Flavivirus gây ra trên vịt
Tại buổi tọa đàm các diễn giả đã trao đổi với các hộ chăn nuôi nhiều vấn đề về sự nguy hiểm của dịch cúm gia cầm, triệu chứng nhận biết, cách phòng ngừa và xử lý khi xảy ra dịch bệnh, các loại vắc xin và cách tiêm phòng hiệu quả.
Đồng bằng sông Cửu Long có đàn vịt lớn nhất cả nước
Mô hình nuôi vịt rọ, cho trứng sạch đang mang lại hiệu quả cao tại Đồng Tháp.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có đàn vịt lớn nhất cả nước với số đầu con ước đạt hơn 25 triệu con, chiếm 37% tổng đàn. Từ đầu năm tới nay, người chăn nuôi cả nước nói chung và người chăn nuôi vịt tại ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ dịch cúm gia cầm tới thị trường tiêu thụ, và thậm chí giá cả thức ăn chăn nuôi đều đang biến động hết sức khó lường…
TS Nguyễn Văn Bắc – Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, xu hướng chung hiện nay là chăn nuôi công nghiệp, tuy nhiên tại vùng ĐSBCL chăn nuôi vịt theo phương thức chạy đồng, đặc biệt là nuôi vịt đẻ để lấy trứng còn khá phổ biến. Theo phương thức này, người nuôi có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất vì trong chăn nuôi vịt, chi phí thức ăn chiếm 70 – 80% giá thành. Vấn đề đặt ra là để đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi vịt chạy đồng là phải kiểm soát đàn nuôi, tránh lây nhiễm từ nguồn bệnh khác, tránh nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc nhiễm độc tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Đồng thời, phải tiêm vắc-xin đầy đủ, sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi và ruồi muỗi,…
Theo ông Huỳnh Tất Đạt – PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp: Với lợi thế về tự nhiên, nguồn thức ăn và tập quán chăn nuôi, Đồng Tháp là tỉnh nuôi vịt lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, ước tính năm 2019 toàn tỉnh đạt 6,8 triệu con vịt với sản lượng trứng là 273 triệu trứng. Năm 2020, Đồng Tháp sẽ phát triển tổng đàn vịt là 7,5 triệu con, sản lượng 291 triệu trứng.
Trước tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có nguy cơ phát sinh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động công tác phòng chống dịch cúm trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch để chủ động thực hiện ngay từ đầu năm; chỉ đạo UBND các huyện giám sát chặt chẽ đàn gia cầm trên địa bàn; khuyến cáo các hộ nuôi tiêm phòng đầy đủ theo đúng chủng loại, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kịp thời báo cho cơ quan thú y khi có dịch bệnh xảy ra để hạn chế sự lây lan…
Cảnh báo về cúm gia cầm
Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận có 34 ổ dịch cúm gia cầm, xuất hiện ở 10 tỉnh, thành phố. Trong đó có 29 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do vi rút cúm A/H5N1, tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là hơn 100.000 con. Thời điểm này, tại nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL cũng bước vào mùa cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân 2019- 2020, đây cũng là thời điểm các các hộ chăn nuôi cho đàn vịt chạy đồng tập trung nhiều nhất.
Do đó nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trong thời điểm này là rất cao, vì vậy người chăn nuôi cần cảnh giác cao độ và phải tuân thủ nghiêm ngặt những khuyến cáo của ngành Thú y về an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Thông tin tại buổi tọa đàm, ông Võ Bé Hiền, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp cho biết: Hiện hai chủng virut cúm A/H5N6 và cúm A/H5N1 là hai chủng virut vô cùng nguy hiểm không những gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn gia cầm mà nó còn lây lan sang người và có thể gây tử vong cho con người. Do đó, để đảm bảo kinh tế cũng như sức khỏe cho công đồng người chăn nuôi cần phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia cầm, phải tuân thủ tiêm phòng vắc xin đủ số mũi do ngành Thú y khuyến cáo. Khi phát hiện sức khỏe đàn gia cầm có biều hiện bất thường hoặc chết bất thường hàng loạt người chăn nuồi cần báo ngay cho ngành Thú y địa phương để kịp thời tiêu hủy.
Liên kết chuỗi để chăn nuôi vịt hiệu quả hơn
Chia sẻ tại buổi tọa đàm đại diện Công ty Cổ phần Ba Huân cho rằng, chăn nuôi tuân theo hướng an toàn sinh học, tuân thủ nghiệm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm là những yếu tố cần thiết để sản phẩm trứng vịt có thể đến được với các kênh phân phối hiện đại ở thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu.
Bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân khẳng định, để chuỗi liên kết được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới doanh nghiệp hy vọng người nông dân có thể đồng hành và san sẻ nhiều hơn với doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn. Ngược lại để giúp nông dân yên tâm phát triển sản xuất, doanh nghiệp cũng cam kết chia sẻ lợi nhuận tốt nhất cho nông dân.
Đại diện Cty CP Ba Huân ký kết biên bản ghi nhớ với các tổ hợp tác chăn nuôi vịt của tỉnh Đồng Tháp.
Dịp này, đại diện Công ty Cổ phần Ba Huân đã ký kết một số biên bản ghi nhớ với các tổ hợp tác chăn nuôi vịt của tỉnh Đồng Tháp. Công ty Ba Huân cho biết, do ảnh hướng của tình hình dịch viêm phổi cấp COVID 19 nên thị trường xuất khẩu trứng vịt từ đầu năm đến nay còn khá lắng động. Song đại diện doanh nghiệp cũng cam kết sẽ hỗ trợ nông dân nuôi vịt của Đồng Tháp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng vịt Đồng Tháp được tiêu thụ tốt ở kênh nội địa trong thời gian sắp tới.
Gia Phú
- Đồng Tháp li>
- nuôi vịt an toàn sinh học li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất