[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại Hà Nội, ngày 04/05/2024, một phái đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam đang trong hành trình tại Úc để tham gia vào Tuần lễ bò Thịt 2024. Được tổ chức ba năm một lần, đây cũng là sự kiện lớn nhất của ngành công nghiệp bò thịt. Hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường Hợp tác Kinh tế Úc – Việt nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và thương mại giữa hai nước trong ngành thịt bò và gia súc.
Trường Đại Học Griffith và Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA) là hai đơn vị đầu mối của hoạt động này. Thành phần đoàn đại biểu 22 thành viên bao gồm 10 thành viên là đại diện doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu bò sống, con giống và nguồn gen, 05 công ty nhập khẩu bò thịt, 03 đại diện của khối chính phủ, và 04 cán bộ kỹ thuật giúp hỗ trợ các hoạt động giao lưu và kết nối. Sự đa dạng của các thành viên phản ánh sự đa dạng về chuyên môn, mục tiêu và mối quan tâm và mục đích tham gia của đoàn.
Phái đoàn kết nối với lãnh đạo doanh nghiệp Australia
Tuần lễ bò thịt 2024: Nơi quảng bá, kết nối và tôn vinh nền công nghiệp bò thịt Úc
Hành trình của phái đoàn được bắt đầu bằng chuyến đi tới Rockhampton, bang Queensland, Úc để tham gia Tuần lễ bò thịt 2024. Đây là sự kiện quy tụ các nhà sản xuất, xuất khẩu, chế biến, nhà khoa học, đầu bếp và khách mời quốc tế để quảng bá, kết nối và tôn vinh nền công nghiệp bò thịt hàng đầu thế giới của Úc. Tại đây, các đại biểu của phái đoàn Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, thăm quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến về các phương thức gia tăng giá trị và hiệu quả chăn nuôi.
Phái đoàn Việt Nam trao đổi về thương mại gia súc với Bộ trưởng phụ trách DAFF, ông Adam Fennessy
Sau bốn ngày tham dự sự kiện Tuần lễ Bò thịt, đoàn đại biểu sẽ chia thành hai nhóm để tiếp tục hành trình, một nhóm chuyên về thịt bò đi tới Đông Nam Queensland và nhóm còn lại chuyên về gia súc sống sẽ đến Lãnh thổ phía Bắc. Họ sẽ tiếp tục có cơ hội tương tác với các quan chức chính phủ, tổ chức công nghiệp, chuyên gia chăn nuôi, chuyên gia chế biến và tổ chức nghiên cứu để có thêm hiểu biết về thị trường và chuỗi cung ứng – xuất khẩu gia súc và thịt bò cũng như các kiến thức về công nghệ tiên tiến và tăng cường mối liên hệ liên kết với các đối tác trong ngành.
Cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia
Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp và Nông nghiệp Việt Nam, mục tiêu chính của ông khi tham gia phái đoàn là “Tìm kiếm các đối tác Úc để hợp tác thành lập cơ sở chế biến thịt bò tại Việt Nam, bao gồm đầy đủ các hoạt động từ vỗ béo, giết mổ, pha lóc, phân loại, bảo quản đến chế biến, sử dụng công nghệ cao tiên tiến.”
Bà Phạm Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giống vật nuôi, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong việc tăng cường các chương trình nhân giống và đảm bảo vật liệu di truyền chất lượng cao”.
Đoàn tham gia hoạt động tăng cường mở rộng mạng lưới
Hoạt động này nhận được tài trợ từ Chính phủ Úc thông qua chương trình Viện trợ tăng cường Kinh tế song phương giữa Úc và Việt Nam (AVEG), giúp nhấn mạnh cam kết của cả hai nước trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại nông nghiệp lớn nhất của Úc, là điểm đến của ngành xuất khẩu thịt đỏ lớn thứ 10 và là điểm đến của xuất khẩu gia súc sống lớn thứ 2 của Úc Phái đoàn này còn đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam và Úc gần đây đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phát biểu “ Cả Úc và Việt Nam đều có truyền thống Nông nghiệp. Cả hai nước có thương mại phát triển và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác bền chặt và không ngừng cải thiện trong lĩnh vực thịt bò và gia súc”. Ồng cũng cho biết, năm 2023, tổng giá trị thịt bò mà Úc đã xuất khẩu sang Việt Nam là 170 triệu đô la Úc, và bò sống là 206 triệu đô la Úc.
Đoàn thăm trại bò tại Tuần lễ bò thịt Australia 2024
Chuyến đi của phái đoàn thương mại Bò thịt và gia súc Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia, và giúp định hướng tương lai của ngành nhập khẩu thịt bò và gia súc từ Úc.
P.V
Xin vui lòng liên hệ với bà: Lê Thị Hằng Nga tại địa chỉ [email protected] hoặc SĐT: +84971064187 để biết thêm thông tin chi tiết.
Giới thiệu về Tuần lễ Bò thịt Úc: Sự kiện này được tổ chức từ ngày 5-11/05/24, là sự kiện hàng đầu được tổ chức ba năm một lần tại Rockhampton, Queensland, thủ phủ bò thịt của Úc nhằm giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của ngành công nghiệp bò Úc. Sự kiện này quy tụ các bên liên quan tới chuỗi giá trị bò thịt trong nước và toàn cầu để tôn vinh sự xuất sắc và thúc đẩy đổi mới cũng như xúc tiến thương mại. Hơn bốn trăm đại biểu quốc tế dự kiến sẽ tham gia Tuần lễ bò thịt 2024. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập [https://beefaustralia.com.au].
Về Quỹ tài trợ Tăng cường Hợp tác Kinh tế Úc – Việt: Dự án tăng cường hợp tác kinh tế Úc-Việt Nam (AVEG) được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ. Sáng kiến này nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Úc và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, thương mại và đầu tư. Thông qua các sáng kiến như Phái đoàn Thương mại Thịt bò và Gia súc Việt Nam đến Úc, dự án mong muốn thúc đẩy hợp tác, trao đổi kiến thức, thương mại và phát triển kinh tế bền vững cho cả hai quốc gia.
- bò thịt li>
- tuần lễ bò thịt tại Úc li> ul>
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất