Viện Nghiên cứu y tế và phúc lợi Phần Lan (THL) cho biết vaccine sẽ được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, có nguy cơ cao lây nhiễm cúm gia cầm do công việc hoặc các lý do khác.
Ngày 25/6, cơ quan y tế Phần Lan thông báo nước này có kế hoạch tiêm vaccine phòng cúm gia cầm sớm nhất trong tuần tới cho một số công nhân tiếp xúc với động vật.
Phần Lan sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai việc này.
Một trang trại gà. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Ủy ban châu Âu (EC), Phần Lan đã mua vaccine phòng cúm gia cầm cho 10.000 người. Hoạt động này nằm trong một kế hoạch chung của Liên minh châu Âu (EU) mua 40 triệu liều vaccine của nhà sản xuất CSL Seqirus cung cấp cho 15 quốc gia thành viên.
Viện Nghiên cứu y tế và phúc lợi Phần Lan (THL) cho biết vaccine sẽ được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, có nguy cơ cao lây nhiễm cúm gia cầm do công việc hoặc các lý do khác.
Trong những năm gần đây, chủng cúm gia cầm H5N1 đã khiến hàng trăm triệu con gia cầm chết hoặc phải tiêu hủy trên toàn cầu và đang ngày càng lây lan sang động vật có vú, bao gồm các đàn bò ở Mỹ.
Một số trường hợp lây nhiễm ở người cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên, theo THL, tại Phần Lan chưa phát hiện virus này ở người. Nước này muốn triển khai tiêm vaccine để sớm ngăn chặn nguy cơ lây truyền từ các trang trại nuôi động vật lấy lông.
Năm 2023, các trang trại nuôi động vật lấy lông ở Phần Lan, chủ yếu nuôi ngoài trời, đã phải tiêu hủy khoảng 485.000 con để ngăn chặn virus lây lan giữa các vật nuôi cũng như lây sang người./.
Hoàng An
TTXVN/Vietnam+
- tiêm phòng cúm gia cầm li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất