Được triển khai từ năm 2019, đến nay, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm tại chỗ” do Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) thực hiện tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình không chỉ góp phần cung cấp nguồn con giống chất lượng tại chỗ mà còn mở hướng phát triển chăn nuôi gia cầm cho bà con nơi đây.
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm tại chỗ” được Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương triển khai thực hiện tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với mục tiêu tạo nguồn con giống tại chỗ cho bà con vùng miền núi khó khăn, qua đó, bà con chủ động giống gia cầm chất lượng nhằm phát triển chăn nuôi tại địa phương.
Tại tỉnh Quảng Bình, dự án được triển khai tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh Đây là địa phương chủ yếu chăn nuôi gia cầm theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Việc thực hiện thành công dự án là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại chỗ cho các cơ sở sản xuất con giống, tiến tới cung cấp con giống gia cầm chất lượng cao tại địa phương.
Xã Trường Xuân là địa phương có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, chăn nuôi gà trên địa bàn xã còn có nhiều hạn chế do gà giống sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con. Gà giống ở đây chủ yếu được ấp nở theo phương thức tự nhiên nên số lượng ít, độ đồng đều thấp; hoặc được thu mua, vận chuyển từ nhiều nơi về nên nguy cơ bị dịch bệnh và đưa nguồn bệnh từ ngoài vào là rất cao. Do đó, việc triển khai thực hiện mô hình sản xuất giống gà tại chỗ để cung cấp cho người chăn nuôi gà địa phương được đánh giá là thiết thực và được bà con hưởng ứng nhiệt tình.
Đàn gà sinh sản bố mẹ được chăm sóc, sinh trưởng tốt.
Chị Nguyễn Thị Sinh, cán bộ Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh chia sẻ, dự án đã triển khai thực hiện được 2 năm (2019, 2020). Trong đó, mô hình của năm 2019 đã thực hiện có kết quả 2 nội dung là nuôi đàn gà bố mẹ và ấp nở trứng tạo nguồn con giống tại chỗ theo yêu cầu của dự án. Theo đó, năm 2019, mô hình được triển khai từ tháng 4 đến tháng 9-2019, quy mô 2.000 con gà giống LV bố mẹ với 10 hộ gia đình tham gia,,. được hỗ trợ giống và một phần thức ăn theo quy định.
Sau khi được tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn chuẩn bị chuồng nuôi, cuối tháng 7-2019, các hộ tham gia mô hình đã được cấp gà giống với số lượng 200 con/hộ, gà giống 1 ngày tuổi đã được tiêm vắc-xin đầy đủ.
Trong thời gian thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ thực hiện nghiêm túc việc tiêu độc khử trùng, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh. Kết quả, đàn gà của mô hình tỷ lệ sống đạt cao, gà sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ đẻ trứng trung bình đạt trên 51%, tỷ lệ phôi đạt trên 95%.
Khi đàn gà bố mẹ bước vào giai đoạn sinh sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương bàn giao 2 máy ấp công suất 5.500 trứng/lần ấp (buồng nở 1.000 quả) cho 2 hộ được lựa chọn trong 10 hộ thực hiện mô hình giai đoạn 1; đồng thời, cử cán bộ chỉ đạo thường xuyên bám sát để hướng dẫn cho các hộ thực hiện kỹ thuật lựa chọn trứng, ghi chép và quản lý quá trình ấp nở con giống.
Đến nay, các máy ấp đã thực hiện được 30 lứa ấp với hơn 92.000 quả trứng với tỷ lệ trứng có phôi đạt 96%, tỷ lệ ấp nở đạt hơn 82%. Mô hình đã sản xuất được gần 75.000 con gà gống thương phẩm 1 ngày tuổi đạt chất lượng cao để cung cấp cho bà con nông dân trong vùng thực hiện dự án và các địa phương lân cận.
Chị Nguyễn Thị Mọng ở thôn Rào Đá là tham gia cả 2 nội dung của dự án năm 2019. Theo chị Mọng, nhờ tham gia dự án, đặc biệt, từ khi lắp đặt hệ thống lò ấp, chị đã chủ động được nguồn con giống để cung cấp cho người nuôi với giá bán từ 8.000-9.000 đồng/con. Lò ấp của chị còn là nơi được các hộ chăn nuôi gà xung quanh gửi trứng tới ấp với giá công ấp là 1.000 đồng/quả, ngoài ấp trứng gà, chị Mọng còn nhận ấp trứng vịt, ngan…
Lứa ấp nào, chị Mọng cũng đều xếp khay riêng, đánh số, ghi tên chủ của trứng và ghi chép sổ sách cẩn thận. Nhờ đó, chất lượng gà giống sản xuất được bảo đảm, ngày càng nhiều khách hàng từ các xã xa hơn, như: Vạn Ninh, Xuân Ninh, An Ninh, tìm đến mua con giống.
Dù chỉ mới đạt được những kết quả bước đầu nhưng mô hình đã mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã Trường Xuân và một số xã lân cận trong phát triển vùng chăn nuôi gia cầm tập trung. Thông qua mô hình, các hộ dân cũng như bà con trong vùng đã được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi gà sinh sản, cách chăm sóc, phòng bệnh, từ đó, nâng cao nhận thức trong việc chăn nuôi gia cầm theo hướng sinh sản đáp ứng yêu cầu sản xuất con giống tại địa phương…
Năm 2020, dự án tiếp tục triển khai thực hiện mô hình nuôi đàn gà bố mẹ sinh sản cho 10 hộ tham gia mới với số lượng 2.000 con gà giống. Hiện tại, đàn gà đang sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt gần 97%, trọng lượng gà bố mẹ đạt trung bình trên 1kg/con. Theo kế hoạch, khi đàn gà bố mẹ bước vào giai đoạn sinh sản, dự án sẽ tiếp tục triển khai lựa chọn hộ và bàn giao 2 máy ấp nở để nhân rộng mô hình sản xuất giống tại chỗ cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Ngọc Lan
Nguồn tin: Báo Quảng Bình
- gà giống li>
- mô hình chăn nuôi gà li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất