[Chăn nuôi Việt Nam] – Trên cơ sở liên doanh, liên kết sẽ giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, bớt thất thoát, hạn chế được dịch bệnh, quản lý vật nuôi tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường, sản phẩm an toàn hơn và dễ truy xuất nguồn gốc và cuối cùng tránh hoặc hạn chế được những biến động lớn trên thị trường gây ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi bò thịt, dê thịt.
Đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo
Ngày 31/5/2024, trong khuôn khổ triển lãm ILDEX Vietnam 2024 (diễn ra tại SECC, TP Hồ Chí Minh) Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam và Công ty Cổ phần Triển lãm Công nghệ và Sự kiện quốc tế đã tổ chức thành công hội thảo “Phát triển Chăn nuôi bò thịt, dê thịt hiệu quả và bền vững”
TS. Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn phát biểu chào mừng hội thảo
Tham dự hội thảo có 152 đại điện cho các quản lý nhà nước, nhà khoa học, tập đoàn, doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi các hội/hiệp hội, cơ quan truyền thông.
Bò thịt, dê thịt cung cấp được 45-50% nhu cầu tiêu thụ nhưng còn gặp nhiều khó khăn
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thời điểm 01/01/2023, Việt Nam có đàn trâu 2.231.632 con (-2,7%), sản xuất ra 119,7 nghìn tấn thịt (+6,8%); bò 6.339.404 con (- 0,85%), trong đó bò sữa 325,2 nghìn con (+2,5%). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 481,4 nghìn tấn (+9,5%); sản lượng sữa 1.124,7 nghìn tấn (+4,7%); đàn dê, cừu là 2.916 nghìn con cung cấp gần 44,0 nghìn tấn thịt (+0,63%). Với số lượng đàn gia súc như vậy nhưng chúng mới sản xuất và cung cấp được 42-43% nhu cầu sữa, 45-50% nhu cầu thịt cho tiêu dùng trong nước, số còn lại 57-58% sữa, 50-55% thịt vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam cho biết, trong chăn nuôi gia súc lớn đã có nhiều công nghệ, nhiều biện pháp kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất nhưng do quy mô sản xuất không lớn lại phân tán, dịch bệnh liên tục xảy ra; sự liên doanh, liên kết trong sản xuất, quản lý theo chuỗi còn ít, chưa đồng bộ và chưa tạo thành thói quen nên năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, không ổn định. Trong 2,3 năm trở lại đây ngành chăn nuôi gia súc lớn gặp rất nhiều khó khăn nên đàn vật nuôi này bị giảm sút ở một số địa phương.
Một số khó khăn khác đó là: Giá nguyên liệu thức ăn đầu vào tăng mạnh; giá thành sản phẩm chăn nuôi thấp, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu; tiêu thụ trong nước giảm, xuất khẩu tiểu ngạch eo hẹp do bị kiểm soát ngặt ở biên giới; dịch bệnh Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng chưa được kiểm soát, vẫn nổ ra ở một vài nơi.
Ngành chăn nuôi gia súc lớn cũng giống như các ngành chăn nuôi khác, bên cạnh những khó khăn khách quan nêu trên về chủ quan ngành vẫn còn nhiều mặt yếu kém.
Cụ thể: Chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán, thiếu thông tin; kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi áp dụng không đồng nhất, không đồng đều; người chăn nuôi đôi khi chủ quan thiếu tuân thủ với các quy trình kỹ thuật đã được học hoặc hướng dẫn; sự liên doanh, liên kết trong sản xuất, quản lý theo chuỗi còn ít, chưa đồng bộ và chưa tạo thành thói quen; năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, không ổn định; hệ thống phân phối, lưu thông phức tạp. Hệ thống này phần lớn dựa vào khâu trung gian, mối lái quyết định…
Liên kết, liên doanh để giúp bò thịt, dê thịt phát triển nhanh
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia súc lớn nói riêng gặp muôn vàn khó khăn như hiện nay Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam mong muốn các công ty, doanh nghiệp nêu ra những sáng kiến, biện pháp, trao đổi thật cụ thể để giúp cho ngành phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Một trong những giải pháp đó mà Hiệp hội có thể và làm trung gian được là quá trình hợp tác, liên doanh, liên kết với nhau. Trên cơ sở liên doanh, liên kết chúng ta sẽ giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, bớt thất thoát, hạn chế được dịch bệnh, quản lý vật nuôi tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường, sản phẩm an toàn hơn và dễ truy xuất nguồn gốc và cuối cùng tránh hoặc hạn chế được những biến động lớn trên thị trường gây ảnh hưởng tới ngành…. Cơ sở bền, chặt cho sự liên doanh liên kết đó là sự hài hòa lợi ích từ những hợp đồng kinh tế tự nguyện của những bên tham gia.
“Tất nhiên, bên cạnh đó cần phải nói đến sự khuyến khích, hỗ trợ của chính sách nhà nước, sự tuyên truyền vận động của cơ quan quản lý và nhận thức về ngành nghề được nâng cao của người chăn nuôi”, PGS.TS Hoàng Kim Giao nhấn mạnh.
Thạc sĩ Lã Văn Thảo, Quyền Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) trình bày tại hội thảo chủ đề “Tình hình phát triển Bò thịt, Dê thịt trong những năm gần đây và định hướng phát triểncho giai đoạn tới”
Theo Thạc sĩ Lã Văn Thảo, Quyền Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Chăn cho rằng, một số giải pháp chính để phát triển chăn nuôi bò thịt, dê thịt đó phát triển vùng thức ăn thô xanh: Trồng các loại cỏ, cây thức ăn chăn nuôi có hạm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng protein thô cao. Đồng thời lựa chọn trồng cỏ và cây thức ăn chịu hạn, rét, sương muối. Chọn tạo, nhân thuần, nhập nội một số giống cỏ có khả năng kháng hạn, rét, sương muối để chủ động nguồn thức ăn ở một số vùng khó khăn để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhập một số giống chịu hạn như Mulato II, Ghine Monbasa, Ruzi, Stylo, Guatemala… .
Cùng với đó, cần các giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước như: Quy hoạch để chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt sang trồng cây TACN (ngô, sắn…); Khuyến khích thát triển sản xuất protein từ côn trùng (ví dụ: ruồi lính đen) để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. – Nghiên cứu sản xuất giống lúa năng suất cao, giá thành hạ làm nguyên liệu TACN…
Ông Nguyễn Văn Thành, Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre trình bày chủ đề “Phát triển Bò thịt tại Bến Tre trong những năm gần đây và định hướng phát triển cho giai đoạn tới”
Đối với tỉnh Bến Tre, xác định con bò là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Vì thây, theo đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, con bò Bến Tre, đặc biệt là con bò Ba Tri đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận của cơ quan chức năng. Bến Tre tiếp tục duy trì, phát triển nâng cao những giá trị từ hoạt động chăn nuôi bò bằng các biện pháp như: Tiếp tục xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi bò tập trung có quy mô trang trại vừa và lớn, có định hướng sản xuất cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng huyện, thực hiện đúng quy định nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, có liên liên kết, đầu vào, đầu ra sản phẩm.
Phối hợp chia sẻ thông tin, ứng dụng các tiến bộ mới về giống. thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh;tham gia đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, nhà máy sản xuất thức ăn, nhà máy giết mổ, chế biến thực phẩm từ thịt bò…trên địa bàn tỉnh Bến Tre; liên kết kinh doanh, sản xuất các sản phẩm đầu vào, đầu ra sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi bò với các Hợp tác xã, các tổ chức cá nhân đang hoạt động tại Bến Tre…
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Th.S Nguyễn Đức Điện – Phó Trưởng Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa – ĐH Tây Nguyên trình bày chủ đề “Phát triển chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên mười năm trở lại đây (2015-2023)”.
Các đại biểu của Công ty Life Circle Nutrition trình bày thông tin về các sản phẩm dành cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại hội thảo
Bài trình bày “Các công thức lai Bò hướng thịt vừa qua và xu hướng lai tạo phát triển bền vững Bò thịt trong thời gian tới” của ông Lương Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Gia súc lớn Trung ương (Vinalica) nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham dự hội thảo.
“Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt Senepol tại Bình Dương” là chủ đề bài trình bày của Th.S Nguyễn Văn Tiến – PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn – Phân viện chăn nuôi Nam Bộ
Bà: Tô Tuệ Lang – Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty APDC trình bày chủ đề “Chất lượng giống bò thịt và dê thịt nhập khẩu, cùng khả năng thích ứng của chúng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam”
Tại hội thảo, các đại biểu đã có những trao đổi, thảo luận sôi nổi về các biện pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò thịt, dê thịt hiệu quả, bền vững.
HÀ NGÂN
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất