Ngành chăn nuôi đang chuyển dần từ nhỏ lẻ sang tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết chuỗi, bảo đảm an toàn sinh học. Các mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng nhiều.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn (bìa trái) đi kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường tại cơ sở chăn nuôi gà của ông Vương Quang Dũng (ở khu phố Phú Mỹ, phường Xuân Lập, thành phố Long Khánh). Ảnh: B.Nguyên
Đây là đánh giá của thành phố Long Khánh sau hơn 1,5 năm thực hiện quyết định di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và kế hoạch tổng kiểm tra các cơ sở chăn nuôi của tỉnh.
Chuyển sang chăn nuôi tập trung, hiện đại
Trước đây, hộ ông Vương Quang Dũng (ở khu phố Phú Mỹ, phường Xuân Lập) nuôi gà quy mô nhỏ lẻ. Cũng như nhiều cơ sở chăn nuôi khác, ở đây thường xuyên đối mặt với các vấn đề dịch cúm gia cầm, trúng vụ – mất giá khiến lợi nhuận không cao. Sau nhiều lần đắn đo, ông Dũng quyết định đầu tư chuồng trại lớn, khu xử lý chất thải hiện đại kết hợp sử dụng men vi sinh, mua con giống và thức ăn từ đơn vị cung cấp uy tín để phát triển trang trại quy mô 18 ngàn con gà đẻ trứng. Hiện tại, trứng gà ta, trứng gà thảo mộc của cơ sở có đầu ra ổn định tại các bếp ăn công nghiệp, bệnh viện, cửa hàng bán lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Dũng cho hay, thực hiện chủ trương phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường của chính quyền, ông đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trị giá hơn 1 tỷ đồng vừa cung cấp điện cho hoạt động của trang trại, vừa phục vụ cho hoạt động sấy khô phân gà. Phân gà mỗi ngày được thu dọn, đưa về kho sấy nóng kết hợp men vi sinh diệt khuẩn, sau đó bán cho các nhà vườn. Nhờ làm tốt khâu này, mùi hôi gần như không còn, tỷ lệ hao hụt gà giảm, không xảy ra dịch cúm.
Cơ sở chăn nuôi heo ở ấp Hàng Gòn (xã Hàng Gòn) của bà Luyện Tố Trân mới được nâng cấp thành trang trại với quy mô gần 1 ngàn con từ năm 2023. Nhờ đầu tư tốt chuồng trại, hạ tầng kỹ thuật mà trang trại bắt tay chăn nuôi gia công cho Công ty TNHH Sunjn Vina. Theo chủ cơ sở, để đáp ứng yêu cầu của đối tác và quy định về bảo vệ môi trường, cơ sở đã bỏ ra nhiều tỷ đồng làm các bể lắng lọc, bể khử khuẩn, hồ sinh học nhằm đáp ứng các tiêu chí về môi trường.
“Nước thải ở cơ sở được xử lý qua nhiều bước để đạt cột B theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành (QCVN 62-MT:2016/BTNMT), sau đó được tái sử dụng 100% tưới cây. Phân heo định kỳ được thu gom, đóng bao bán cho nhà vườn bón cây trồng” – chủ cơ cở chăn nuôi cho hay.
Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Long Khánh Nguyễn Minh Tuấn cho hay, chăn nuôi trên địa bàn đang dần khôi phục, ổn định và phát triển hơn so với thời điểm trong và sau đại dịch Covid-19. Hình thức chăn nuôi đang chuyển dần sang quy mô trang trại, công nghệ cao và an toàn sinh học. Các mô hình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: giống mới năng suất cao; nuôi bằng chuồng kín, tự động hóa các khâu thức ăn, nước uống, tiêu độc khử trùng… ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Cũng theo ông Tuấn, nhờ áp dụng đa dạng mô hình xử lý chất thải như: biogas, đệm lót sinh học, thu gom sấy khô mà tình trạng vi phạm môi trường, đặc biệt là mùi hôi chăn nuôi giảm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh tại các cơ sở chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi hàng hóa ở nơi hợp quy hoạch
So với các địa phương lân cận như: Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc thì chăn nuôi tại thành phố Long Khánh nhỏ hơn cả về số cơ sở lẫn tổng đàn. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, môi trường và dịch bệnh cũng đỡ phức tạp hơn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhiều cơ sở ở khu vực không được phép chăn nuôi có nguyện vọng được kéo dài thời hạn di dời thay vì tới ngày 31-12-2024.
Ông Vương Quang Dũng chia sẻ, cơ sở mới đầu tư, nâng cấp trại chăn nuôi chưa lâu và quá trình nuôi luôn bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh. Do đó, cơ sở mong muốn được gia hạn thời gian để thu hồi vốn, duy trì kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, một số cơ sở chăn nuôi nằm ở khu vực được phép chăn nuôi, đã có giấy phép môi trường nhưng gặp khó khăn về kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường. Chủ cơ sở mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ nguồn vốn, lãi suất và thời gian vay kéo dài để có điều kiện nâng cấp chuồng trại, đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Một nội dung khác thành phố Long Khánh có ý kiến đó là Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 30-7-2021 của HĐND tỉnh có quy định về chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, mức chi phí hỗ trợ di dời 4-6 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ lãi suất vay đầu tư đối với dự án chăn nuôi mới, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc hỗ trợ di dời vẫn chưa được thực hiện.
Chủ trương phát triển ngành chăn nuôi thời gian tới của thành phố là duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu vực phù hợp với quy hoạch và tại các trang trại đã đảm bảo các điều kiện về môi trường; đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở khác đầu tư chuồng trại đáp ứng yêu cầu về xây dựng, môi trường; tăng cường liên kết (theo hợp tác xã, tổ hợp tác, gia công cho các công ty) để có đầu ra tốt.
Cùng với đó, địa phương tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các trang trại và hộ chăn nuôi áp dụng quy trình VietGAHP. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin vào xây dựng chuồng trại, cải tạo giống vật nuôi, kiểm tra dư lượng kháng sinh trong vật nuôi. Hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ, triển khai giải pháp phun xịt tiêu độc khử trùng, tiêm phòng hạn chế dịch bệnh. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, công tác xúc tiến thương mại nhằm ổn định đầu vào cũng như thị trường để người chăn nuôi yên tâm.
Hoàng Lộc
Nguồn: Báo Đồng Nai
- an toàn sinh học li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất