[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng liên kết “4 nhà” (nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững của ngành chăn nuôi hiện nay.
Hợp sức chăn nuôi
Nhiều năm gắn bó với nghề chăn nuôi lợn nhưng chỉ khoảng 1 năm nay, anh Phạm Văn Đức (ở thôn Đồng Lại, xã Liên Hồng, TP Hải Dương) mới nhận thấy những ưu điểm của việc liên kết chăn nuôi. “Lợi nhuận tăng, giá thành giảm là những gì người chăn nuôi trong chuỗi được hưởng”, anh Đức khẳng định.
Những năm trước đây, trang trại của anh Đức chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, việc phòng dịch chưa được bảo đảm. Không những vậy, giá lợn hơi thường xuyên ở mức thấp trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến trang trại rơi vào cảnh khó khăn. Khi được tham gia chuỗi liên kết, trang trại tăng quy mô chăn nuôi lên khoảng 300 con lợn so với trước. Hiện trang trại của gia đình anh Đức có từ 800 – 1.000 lợn thịt. Toàn bộ con giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm đều được Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế AJ bao tiêu. Trong quá trình chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật của nhà máy thường xuyên xuống thực tế và hướng dẫn biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Từ đó, tỷ lệ lợn bị thất thoát do dịch bệnh gần như không có. Giá thành sản xuất chỉ từ 48.000 – 50.000 đồng/kg, giảm từ 10 – 15% so với các hộ chăn nuôi ngoài chuỗi liên kết. Năm 2022, mặc dù giá lợn thường xuyên ở mức thấp nhưng anh Đức vẫn thu lãi gần 1 tỷ đồng từ trang trại.
Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế AJ ở phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương) hiện là đơn vị chủ trì chuỗi liên kết với hơn 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh. Mỗi tháng, đơn vị này cung cấp từ 650 – 700 lợn giống và hơn 200 tấn cám cho các trang trại liên kết. Thức ăn được vận chuyển thẳng từ nhà máy đến trang trại nên tiết giảm chi phí. Ở thời điểm giá chăn nuôi xuống thấp, các trang trại được giảm từ 3.000 – 5.000 đồng/bao cám nên giá thành sản xuất lợn thịt giảm.
Ông Phạm Văn Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế AJ cho biết: “Toàn bộ các trang trại trong chuỗi đáp ứng yêu cầu của công ty thì chúng tôi đều thu mua, sản lượng khoảng 70 tấn lợn thịt/tháng. Người chăn nuôi được hỗ trợ kỹ thuật và không lo về đầu ra sản phẩm, còn doanh nghiệp thì tiêu thụ được con giống và thức ăn”.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty CP Giống và Thiết bị chăn nuôi Hưng Huy (ở xã Định Sơn, Cẩm Giàng) đã xây dựng được chuỗi liên kết lớn với hơn 200 trang trại trên toàn khu vực miền Bắc, trong đó có khoảng 50 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Hiện mỗi tháng đơn vị cung cấp từ 300 – 500 lợn giống bố mẹ cho các trang trại nuôi lợn giống và 1.000 – 1.500 lợn thịt ra thị trường. Các trang trại nằm trong chuỗi liên kết sẽ được hỗ trợ từ 200.000 – 300.000 đồng/con lợn giống bố mẹ, hỗ trợ từ 500 – 1.000 đồng/kg lợn thịt. Không tham gia bao tiêu sản phẩm nhưng Hưng Huy có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chuỗi. Công ty sẽ giới thiệu các đầu mối tiêu thụ lợn thịt cho các trang trại trong chuỗi liên kết.
Sản xuất bền vững
Theo Cục Thống kê tỉnh, đến hết tháng 2, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có gần 300.000 con, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có xu hướng tăng nhưng tổng đàn lợn của tỉnh khó có thể phục hồi như trước.
Do vậy việc liên kết “4 nhà” là cần thiết. Chuỗi liên kết này nhằm bảo đảm lợi ích, tăng cường trách nhiệm của mỗi bên, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Trong giai đoạn 2020 – 2022, tỉnh đã hỗ trợ 2 dự án nuôi lợn thịt tại huyện Cẩm Giàng và TP Hải Dương với số lượng 2.300 con. Giai đoạn 2022 – 2024, tỉnh tiếp tục hỗ trợ thêm 5 kế hoạch liên kết sản xuất thuộc lĩnh vực chăn nuôi với tổng mức hỗ trợ hơn 4,9 tỷ đồng. UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, vaccine và thuốc sát trùng. Ngoài ra, còn một số mô hình liên kết nằm ngoài hỗ trợ của UBND tỉnh. Như vậy, nhà nước là nhân tố quan trọng nhất, tạo điều kiện thuận lợi để 3 nhà còn lại liên kết tốt được với nhau.
Là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong điều tiết chuỗi chăn nuôi, ông Nguyễn Đắc Viêm, Giám đốc Công ty CP Giống và Thiết bị chăn nuôi Hưng Huy chia sẻ: “Doanh nghiệp đóng vai trò liên kết cho các nhà còn lại và là trung gian để hình thành nguồn cung nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ và phổ biến kỹ thuật chăm sóc cũng như lo tiêu thụ sản phẩm. Trong chuỗi chăn nuôi này, nông dân chính là những người được hưởng lợi nhất. Tham gia chuỗi, các hộ sẽ có chỗ dựa an toàn, hạn chế những ảnh hưởng xấu của thị trường chăn nuôi. Để tham gia được chuỗi liên kết, các hộ phải đáp ứng yêu cầu về quy mô chuồng trại và tiêu chuẩn chăn nuôi của các doanh nghiệp hoặc đơn vị chủ trì liên kết”.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, ngành chăn nuôi còn nhiều dư địa phát triển bởi có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là gần với thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu phải xây dựng ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu chất lượng ngày càng cao. Việc này đòi hỏi cần xây dựng chuỗi giá trị ngành chăn nuôi chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, kinh tế tuần hoàn theo hướng sinh thái xanh, bền vững theo chuỗi.
NGUYÊN KHANG
- chăn nuôi lợn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Muốn liên kết chăn nuôi phải làm thế nào ạ?