Tận dụng lợi thế tự nhiên từ thảm thực vật rộng (chủ yếu là các vườn cây ăn trái và hoa cỏ dại), những năm gần đây, nông dân huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ phát triển mô hình nuôi ong dú.
Ông Thân Xuân Động (bên phải), Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức tham quan trại nuôi ong dú của anh Trương Nhật Trường.
Dễ làm, lợi nhuận cao
Trại nuôi ong dú của gia đình anh Trương Nhật Trường, ở ấp Tiến Thành, xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) có diện tích chừng 100m2. Từ năm 2023 đến nay, trại ong này đã mang lại thu nhập cho gia đình anh Trường hơn 250 triệu đồng từ bán thùng ong giống và mật ong.
Chia sẻ về mô hình nuôi ong dú, anh Trường cho hay, anh có đam mê tìm hiểu về các loài ong từ lâu. Qua tìm hiểu, anh Trường biết ong dú có kích thước nhỏ hơn ong mật, đặc biệt không có ngòi đốt, không bỏ tổ đi nơi khác, không chiếm nhiều diện tích nuôi. Nhận thấy đây là loại ong khác với những loại ong nuôi lấy mật đang bán phổ biến trên thị trường, có tiềm năng để phát triển thành sản phẩm thương mại, anh Trường quyết định dồn hết tâm sức nuôi ong dú, một loại ong rừng tự nhiên, tự sinh trưởng và làm mật.
Vừa tự làm và kết hợp nghiên cứu tài liệu tham khảo từ sách báo, mạng internet, sau nhiều lần thử nghiệm nắm bắt được quá trình sinh trưởng của ong dú, anh Trường tiến hành nhân đàn nuôi trong nhà và xung quanh vườn. Từ hơn chục đàn ong gây dựng ban đầu, sau 7 năm nuôi anh Trường đã phát triển hơn 600 đàn ong dú và thành lập “Trường nông trại ong”.
Theo anh Trường, một đàn ong dú mỗi năm cho thu hoạch mật 2 lần, khoảng 1 lít mật. Đặc tính của loài ong dú này không ăn đường mà chỉ hút nhụy hoa nên mật tự nhiên và nguyên chất. Mật ong dú vị ngọt, thanh và hơi chua, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn các loại mật ong khác nên được nhiều người tìm mua. Mật ong dú bán tại vườn là 2 triệu đồng/lít; mỗi thùng giống ong bán từ 1,5 – 2 triệu đồng. Riêng với mật ong dú, anh Trường có 2 sản phẩm: mật và cao ong dú. Hiện anh Trường tập trung đẩy mạnh khai thác giống nên việc thu mật ong đến nay đạt khoảng 150 lít.
Theo kinh nghiệm của anh Trường, nuôi ong dú trong nhà cần tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ ổn định còn nuôi ở ngoài trời, dưới các tán cây cần chú ý bảo vệ tổ ong khỏi các loại thằn lằn và chim rình bắt ăn. Nuôi ong dú rất dễ, an toàn với người nuôi. Con ong mật sẽ bỏ tổ đi nhưng với ong dú không có hiện tượng này vì con ong dú chúa sau khi đẻ rồi ở yên một chỗ và không bay.
Nuôi ông dú kết hợp du lịch
Với diện tích hơn 1.500m2, điểm Win’s Farm được chị Nguyễn Thị Ngọc Phượng, ở ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang đầu tư mô hình nuôi ong dú kết hợp với các trường học tổ chức mô hình tham quan tìm hiểu về loài ong. Qua đó, tạo sự gắn kết học sinh với thiên nhiên nhằm giáo dục bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
Tại đây, hơn 200 hộp gỗ nuôi ong dú được chị Phượng thiết kế với nhiều kiểu dáng lạ. Chia sẻ về hộp gỗ nuôi ong dú, chị Phượng cho hay, các hộ trên địa bàn nuôi ong dú chủ yếu lấy mật, còn ở Win’s Farm, hộp gỗ được trang trí bắt mắt để vừa nuôi lấy mật vừa có thể làm cảnh tạo điểm nhấn cho các không gian ngoài trời.
“Những chiếc hộp này được xem là ngôi nhà để nuôi ong, đảm bảo cho việc tách đàn, hoặc lấy mật mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn ong. Mỗi hộp ong dú nuôi trong vòng gần 1 năm mới thu hoạch, được tầm 500ml mật ong. Đây cũng là dự án khởi nghiệp trong năm 2024 mà tôi đã đăng ký”, chị Phượng cho biết thêm.
Theo Hội Nông dân huyện, Châu Đức có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 34.500ha, chiếm trên 81% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái được hình thành, phù hợp với mô hình nuôi ong dú. “Hội sẽ tham mưu UBND huyện hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP; hỗ trợ vốn vay ưu đãi; tuyên truyền, vận động 15 hộ nuôi ong dú trên địa bàn huyện tiến tới thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp, nhằm giúp đỡ nhau về kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tạo thương hiệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm ong dú”, ông Thân Xuân Động, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho hay.
Bài, ảnh: NGUYỄN NGỌC LINH
Nguồn: Báo Bà Rịa – Vũng Tàu
- nuôi ong dú li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất