Sữa bò Long Thành là sản phẩm nổi tiếng đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến thông qua hệ thống các điểm bán lẻ, trạm dừng chân và hệ thống các siêu thị lớn, nhỏ. Ngoài sữa tươi truyền thống, sữa bò nguyên chất Long Thành còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn, thức uống bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi như: sữa chua, kem, các loại kẹo sữa, bánh sữa… Hình thành nghề nuôi bò lấy sữa
Ông Lâm Quang Trí, người có công phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại huyện Long Thành chia sẻ quy trình chế biến sữa thủ công truyền thống
Ngành chăn nuôi bò lấy sữa có ở huyện Long Thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, chỉ một vài hộ gia đình tự nuôi với quy mô nhỏ nên sản phẩm sữa bò Long Thành chưa được người dân địa phương biết đến. Chính những người nông dân đã từng bước phát triển đàn bò, hình thành trang trại chăn nuôi và tìm cách đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
Trong những nông dân đầu tiên nuôi bò sữa ở Long Thành, ông Lâm Quang Trí (ấp Bình Lâm, xã Lộc An), vốn là một y sĩ, được xem là người tiên phong phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa ở huyện Long Thành.
Ông Trí quê gốc ở TP.Hồ Chí Minh, cuối những năm 70 của thế kỷ trước, ông về huyện Long Thành sinh sống và làm y sĩ ở trạm xá xã. Để có thêm thu nhập, ông nuôi heo, gà và về sau chuyển sang nuôi bò thịt. Thấy bò sinh sản tốt, nguồn sữa nhiều, ông Trí nghĩ đến nuôi bò sữa. Ông cho 2 con bò thịt của mình lai tạo với bò sữa ở TP.Hồ Chí Minh để nhân giống. Khoảng năm 1985, ông chuyển sang nuôi bò sữa hoàn toàn. Thời kỳ cao điểm, gia đình ông Trí nuôi gần 200 con bò sữa và trở thành hộ nuôi bò sữa tư nhân lớn nhất tỉnh.
Từ nuôi bò, ông Trí học cách chế biến sữa, bỏ mối quanh khu vực chợ Long Thành. Thời gian đầu, việc tiêu thụ sản phẩm sữa không thuận lợi, ông Trí đem sữa đi biếu người già, trẻ nhỏ trong ấp và nhờ họ góp ý. Về sau, khách hàng đông, ông Trí đầu tư máy vắt sữa, dụng cụ lọc, thanh trùng; đồng thời mở điểm bán sữa trên tuyến quốc lộ 51 với tên gọi sữa bò Năm Trí.
Hiện trang trại bò sữa Năm Trí có hơn 70 con bò đang trong thời kỳ vắt sữa, khoảng 30 con bò sữa hậu bị. Ông đã phát triển được 5 điểm bán sữa và sản phẩm từ sữa, bỏ mối sản phẩm cho khoảng 30 điểm bán trong và ngoài huyện, tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập trung bình 5 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, trang trại của ông cũng nhận bao tiêu sản phẩm cho 3 hộ nuôi bò sữa trong xã với số lượng hơn 30 con. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông tiêu thụ khoảng 600-700 lít sữa tươi nguyên liệu để làm sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, bánh flan (một loại bánh phổ biến làm từ trứng gà và sữa tươi). Lợi nhuận từ trang trại, các điểm bán đạt khoảng 600 triệu đồng/năm.
Học tập cách làm của cha con ông Trí, hiện nay, một số hộ nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Long Thành cũng mở điểm bán sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cho người dân địa phương và du khách.
Phát triển thương hiệu sữa bò Long Thành
Đoàn công tác của Hội Nông dân tỉnh thăm quan trang trại sữa bò Năm Trí
Trên thực tế, sữa bò Long Thành chỉ thực sự được đông đảo người tiêu dùng biết đến khi Công ty cổ phần Lothamilk (tiền thân là Công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai) ra đời, liên kết với các hộ chăn nuôi, phát triển trang trại và thành lập nhà máy chế biến sữa, điểm bán lẻ ngay tại địa phương.
Bà Chu Hải Yến, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần Lothamilk cho biết, sữa bò Long Thành đã và đang chiếm giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp mặt hàng sữa tươi nguyên chất tại thị trường miền Nam và Nam Trung bộ. Hiện trung bình mỗi tháng, công ty cung cấp cho thị trường hơn 1,5 ngàn tấn sữa thành phẩm các loại.
Để có được thành công này, ngay từ khi thành lập, công ty đã liên kết với các hộ, các trang trại, phát triển đàn bò theo quy mô và tiêu chuẩn của công ty. Ngoài đầu tư cho các trang trại bò sữa ở Đồng Nai, công ty còn chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), Long An, Sóc Trăng, Lâm Đồng… và hình thành các trạm thu mua, kiểm duyệt chất lượng đầu vào tại các vùng nguyên liệu.
Năm 2018, Lothamilk chính thức đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy chế biến sữa theo công nghệ châu Âu với vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng tại phường Tam Phước (TP.Biên Hòa). Phát triển gần 10 dòng sản phẩm là sữa tươi thanh trùng có đường và không đường, sữa chua uống thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, bánh tráng sữa, bánh phèn la, kẹo sữa, bột sữa, sữa bắp và sữa gạo lứt… Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí thơm ngon, bổ dưỡng, tiện lợi cho người dùng.
Hiện tại, công ty phát triển thêm nhiều kênh tiêu thụ khác nhau như: siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, bách hóa tổng hợp. Đến nay, Lothamilk đã xây dựng được hơn 10 trạm dừng chân, kết nối được với gần 20 hệ thống siêu thị, hơn 50 nhà phân phối và hơn 500 điểm bán lẻ khắp cả nước.
“Tới đây, Lothamilk sẽ hoàn thiện giai đoạn 2 của nhà máy chế biến sữa và nâng công suất hoạt động lên 90 ngàn tấn/năm. Đồng thời liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới, hợp thị hiếu. Phát triển hệ thống các kênh phân phối. Mục tiêu trong vài năm tới là đưa sữa bò Long Thành vào tốp 5 công ty về sữa bò tươi nguyên chất, các sản phẩm liên quan đến sữa bò hàng đầu tại thị trường Việt Nam và tiến tới xuất khẩu sữa ra nước ngoài” – bà Yến chia sẻ.
Nam Vũ
Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
- sữa bò li>
- long thành li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Muốn hợp tác làm nhà phân phối sữa của công ty tại thị trường Phan Thiết thì quy trình như thế nào ạ?