Thời gian vừa qua, tình hình cúm gia cầm (CGC) trong nước diễn biến phức tạp. Tại tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch CGC, tuy nhiên, trước nguy cơ cao xuất hiện dịch bệnh CGC, các cấp, ngành chức năng đã và đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hữu Lũng phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.
Cụ thể, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã xảy ra 6 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 4 tỉnh với tổng số gia cầm chết, tiêu hủy trên 17.245 con (tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2024). Tại địa bàn tỉnh, từ năm 2023 đến nay không xảy ra các ổ dịch CGC, tuy nhiên, liên tục trong năm 2023 và 2024, qua công tác giám sát chủ động tại các chợ, cơ quan chuyên môn đều phát hiện mẫu dương tính với vi rút cúm A/H5N1, cúm A/H5N6 trên gia cầm.
Để tránh nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện trên địa bàn tỉnh, ngành chuyên môn đã chủ động triển khai các giải pháp. Bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Để phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trong đó có CGC, ngay từ đầu năm 2025, sở đã chủ động chỉ đạo phòng NN&PTNT và trung tâm dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN) các huyện, thành phố chỉ đạo cán bộ thú y cơ sở bám sát các hộ chăn nuôi, tuyên truyền cho bà con cách phòng tránh bệnh cho đàn gia cầm; hướng dẫn bà con chủ động phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại thường xuyên trong quá trình chăn nuôi; tiêm vắc – xin phòng bệnh cho đàn gia cầm…
Theo đó, từ đầu năm 2025 đến nay, các đơn vị liên quan đã tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tiêm phòng các loại bệnh trên gia cầm được gần 222 nghìn con. Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng thường xuyên yêu cầu TTDVNN các huyện, thành phố thực hiện công tác phun tiêu độc khử trùng ở chợ buôn bán và tập kết gia cầm sống, hướng dẫn người chăn nuôi phun tiêu độc tại khu vực chăn nuôi và các biện pháp kỹ thuật nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong môi trường.
Ngoài ra, công tác kiểm dịch vận chuyển cũng được quan tâm thực hiện. Từ đầu năm 2025 đến nay, Trạm Kiểm dịch động vật Hữu Lũng đã kiểm soát lưu thông qua địa bàn tỉnh được trên 36 nghìn con gia cầm.
Trước tình hình dịch bệnh CGC trên cả nước, ngày 18/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 225/UBND-KT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh CGC trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp để ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch bệnh CGC. Trong đó, tập trung vào theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh CGC trên địa bàn cả nước cũng như các nước trong khu vực, đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của chủng vi rút mới, đánh giá các yếu tố nguy cơ để kịp thời thông tin cho người chăn nuôi và các địa phương để chủ động phòng ngừa; tổ chức tốt công tác lấy mẫu giám sát chủ động; hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch…
Cán bộ Ban Quản lý chợ Giếng Vuông cùng hộ kinh doanh gia cầm tại chợ rắc vôi khử trùng khu vực buôn bán gia cầm.
Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố cũng chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC. Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, Giám đốc TTDVNN thành phố Lạng Sơn cho biết: Trên địa bàn thành phố có các chợ và các điểm tập kết buôn bán gia cầm, trong đó, tập trung nhiều nhất tại chợ Giếng Vuông. Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh, đơn vị đã cử 5 cán bộ phụ trách kiểm soát tất cả những lô gia cầm đưa vào chợ thông qua kiểm tra giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Đồng thời, trung tâm thực hiện thường xuyên phun tiêu độc khử trùng 2 – 3 lượt/tuần tại các chợ, các điểm tập kết buôn bán gia cầm. Đặc biệt, thời điểm này, trung tâm tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, trung tâm đã phối hợp kiểm tra vệ sinh thú y được hơn 15 nghìn con gia cầm.
Tương tự TTDVNN thành phố, TTDVNN các huyện cũng đang tăng cường triển khai các biện pháp như: phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi; tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh CGC; tập trung kiểm soát hoạt động kinh doanh, buôn bán gia cầm tại các chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ trung tâm thị trấn..
.
Song song với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh CGC. Anh Phạm Trung Hiếu, người dân khối phố Ngọc Trí, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia cho biết: Gia đình tôi vừa tái đàn gà được hơn 1 tháng với tổng 1,8 vạn con. Việc phòng trừ dịch bệnh cho gia cầm được gia đình thường xuyên quan tâm. Ngoài việc phun thuốc tiêu độc khử trùng theo chương trình của TTDVNN huyện, gia đình tôi cũng chủ động đến các cơ sở uy tín mua thuốc tiêu độc khử trùng về phun 2 lần/tuần, tăng cường vệ sinh máng thức ăn, chuồng trại chăn nuôi; tiêm phòng định kỳ và theo dõi sát sao tình hình thể trạng đàn gia cầm; hạn chế người lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào… Nhờ đó, hiện đàn gà của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt.
Với sự chủ động của các cấp, ngành, đơn vị chuyên môn trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng, công tác phòng, chống dịch bệnh CGC sẽ được đảm bảo, góp phần thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi phát triển, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người dân.
CÁT TIÊN – MAI LINH
Nguồn: Báo Lạnh Sơn
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
Tin mới nhất
T2,31/03/2025
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Yên Bái: Yên Bình phấn đấu đạt sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.500 tấn
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất