[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 6 tháng đầu năm 2024, dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn gia súc, gia cầm có diến biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tái phát. Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tính đến ngày 07 tháng 7 năm 2024, dịch bệnh đã ghi nhận tại 44 tỉnh thành trong cả nước, cơ quan chuyên môn đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy trên 40 nghìn con lợn.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, đặc biệt là ngăn chặn sự tái bùng phát bệnh (DTLCP) trong thời gian tới yêu cầu các cơ sở chăn nuôi lợn cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
1. Khi chưa có bệnh
Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi đây là giải pháp phòng bệnh hiệu quả và là hướng đi bền vững đối với ngành chăn nuôi. Chuồng trại phải có hàng rào, ranh giới cách ly với bên ngoài; có biện pháp diệt côn trùng và các loài gặm nhấm; không cho chó, mèo, chim, chuột, ruồi muỗi,… xâm nhập vào trại
Hạn chế thương lái và khách tham quan ra vào khu vực chăn nuôi, trong trường hợp vào chuồng nuôi phải được sự đồng ý của chủ trại, trước khi vào cần phải thay trang phục và đi ủng hoặc giày dép của trại
Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm thịt từ lợn không rõ nguồn gốc tại các khu vực chăn nuôi và ra vào trang trại
Thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và bổ sung dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn. Hiện nay tại Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh (DTLCP) do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, đây là một loại vắc xin mới lên người chăn nuôi cần tham khảo các hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn và nhà sản xuất trước khi tiêm cho đàn lợn
Chi cục CN&TY tỉnh và Công ty AVAC Việt Nam tiêm phòng văc xin Dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn
Thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sịnh, có nguồn gốc rõ ràng; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Nếu muốn tận dụng nguồn thức ăn này cần phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.
2. Khi có bệnh xuất hiện
Căn cứ vào triệu chứng của bệnh như lợn sốt cao (40,5 – 42ºC) trong 2 – 3 ngày đầu tiên, con vật bỏ ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống ở chỗ có bóng râm hoặc gần nước.
Con vật có biểu hiện đau bụng, lưng cong di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím. Trước khi chết, con vật có triệu chứng thần kinh, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón; lợn mang thai có thể sảy ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%.
Khi phát hiện đàn lợn có những triệu chứng như trên phải nhanh chóng thông báo cho nhân viên thú y, Chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý; ngừng xuất lợn giống và kiểm soát chặt việc xuất sản phẩm, vật tư trong khu chăn nuôi lợn ra ngoài. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và đồng thời tiêu hủy toàn bộ đàn lợn mắc bệnh, lợn chết. Quy trình tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y
Tổ chức khoanh vùng để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho việc chống dịch, không điều trị lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh (Dịch tả lợn châu Phi) khi có kết quả dương tính thì căn chứ vào tính chất mức độ lây nan của dịch bệnh để đề nghị cấp có thảm quyền công bố dịch theo quy định cuả Luật Thú y
Tổ chức việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục một lần/ngày trong vòng một tuần đầu tiên; tại khu vực chăn nuôi. Dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh (DTLCP), thực hiện tốt “5 không” đó là:
1. Không giấu dịch.
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết.
3. Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết.
4. Không vứt lợn bệnh chết ra môi trường.
5. Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn.
Sau khi dịch bệnh được khống chế nếu có ké hoạch tái sản xuất chăn nuôi các cơ sở chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các bước tái đàn như sau
– Thực hiện việc tái đàn từ từ bằng cách nuôi chỉ báo trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày với số lượng hợp lý, theo dõi bảo đảm không có dịch bệnh tái phát
– Hằng ngày phải giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong có thể tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Kết thúc thời gian 21 đến 25 ngày nếu đàn lợn nuôi chỉ báo, không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh Dịch tả lợn châu Phi các cơ sở chăn nuôi có thể tiếp tục thực hiện tái đàn, công xuát tái dàn lúc này có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở. Tuy nhiên vẫn phải cẩn trọng
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động về chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng cần phải thực hiên nghiêm túc việc kê khai với chính quyền địa phương cơ sở trước khi tổ chức chăn nuôi, tổ chức tăng, tái đàn lợn theo quy định của Luật chăn nuôi và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi theo quy định của Luật Thú y, những hành vi không thực hiện nghiêm túc các quy định về chăn nuôi về phòng chống dịch truyền nhiễm, nếu để dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại đến kinh tế chăn nuôi, sức khoẻ cộng đồng, căn cứ vào mức độ vi phạm để có biện pháp sử lý phù hợp cao nhất có thể truy cứu trách nhiệm Hình sự.
Nguyễn Minh Đức
Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Hải Dương
- dịch tả Châu Phi li>
- bệnh dịch tả châu Phi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất