[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đang vững bước trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam.
Đa dạng các hoạt động
Trong ngành chăn nuôi, việc phân tích và đánh giá chất lượng nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp, các sản phẩm chăn nuôi… là điều cần thiết, nhằm tạo ra những công thức phối hợp khẩu phần tối ưu và kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Các chỉ tiêu phân tích được tiến hành dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn cho kết quả chính xác, độ tin cậy cao.
Phòng Thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi được thành lập theo quyết định số 937/ QĐ-NNH ngày 09/06/2010 của Học viện, với định hướng chiến lược là đào tạo theo nhu cầu xã hội, đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
Hoạt động đào tạo tại Phòng thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Theo PGS.TS Đặng Thúy Nhung – Trưởng Phòng Thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi, Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi (VNUA), hiện nay Phòng đang thực hiện ba nhiệm vụ chính đó là đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ kiểm nghiệm. Cụ thể là:
(1) Đào tạo: Phòng là nơi thực hành một số học phần, thực tập tốt nghiệp của sinh viên, thực hiện các đề tài luận văn cao học, luận án của nghiên cứu sinh, đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ “Đánh giá và phân tích thức ăn chăn nuôi” đối với các cá nhân và tổ chức.
(2) Nghiên cứu khoa học: Phòng là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án của cán bộ, giảng viên trong Khoa và các đơn vị khác thuộc Học viện.
(3) Dịch vụ kiểm nghiệm: Phòng thực hiện đánh cảm quan, phân tích kiểm định chất lượng nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp chăn nuôi; sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…) và môi trường chăn nuôi.
Ngày 03/07/2019, Phòng đã được Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 :2017. VILAS 1223 với 14 phép thử theo Quyết định số 421.2019/QĐ – VPCNCL.
Ngày 07/01/2020, Phòng đã được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cấp Giấy chứng nhận số 01/GCN – CN – TĂCN về việc đăng ký Hoạt động thử nghiệm với 12 phép thử thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Ngày 20/01/2020, Phòng được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) ký quyết định số 11/QĐ – CN – TĂCN về việc Chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi với 12 phép thử thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Chứng chỉ công nhận Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi đạt ISO/IEC 17025:2017.
Hiện tại, Phòng đang thực hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể như sau:
– Các chỉ tiêu cảm quan (mùi, vị,…).
– Các chỉ tiêu phân tích: Độ ẩm, protein thô, protein thuần, canxi, phốt pho, xơ thô, tro thô (khoáng tổng số), lipit thô, năng lượng thô, năng lượng trao đổi, hemicellulose, cellulose, lignin, tinh bột, N-NH3, kim loại (Zn, Cu, Fe, Na, K…), muối (NaCl), cát sạn/silica (tro không tan trong axit clohydric), axit hữu cơ tổng số, axit hữu cơ riêng (axetic, butyric, lactic) trong thức ăn lên men.
– Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng trứng gia cầm (Khối lượng trứng, màu sắc lòng đỏ, chỉ số hình dạng, độ dày vỏ trứng, đơn vị HU…).
Ngoài ra, Phòng còn liên kết với một số phòng thí nghiệm trong và ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam để phân tích một số chỉ tiêu khác đáp ứng nhu cầu kiểm tra chất lượng thức ăn, sản phẩm và môi trường chăn nuôi của khách hàng.
Nhờ hoạt động uy tín, hiệu quả mà những năm qua, Phòng đã trở thành đối tác lâu năm, tin cậy của các doanh nghiệp như: Công ty Dinh Dưỡng Hải Yến, Công ty Hoàng Linh, Công ty Quảng Lộc, Công ty Sunjin, Công ty TNHH Hải Thịnh, Công ty Cổ phần giống Gia súc Hà Nội, Công ty TNHH Phát triển chăn nuôi Peter Hand Hà Nội, Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn Lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, các trung tâm, các Khoa trong và ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam…
Cán bộ phòng thực hiện phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng (UPLC).
Không ngừng phát triển nội lực
Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay, đó là sự quan tâm mọi mặt của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Khoa Chăn nuôi cùng sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và cán bộ Phòng.
Hiện nay, Phòng có 03 cán bộ cơ hữu có trình độ Thạc sĩ và 01 cán bộ quản lý có trình độ Tiến sĩ với chuyên môn sâu trong lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm. Các cán bộ của Phòng thí nghiệm thường xuyên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước về đánh giá. phân tích thức ăn chăn nuôi; tham gia các đề tài nghiên cứu, dự án… với nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Lãnh đạo và cán bộ Phòng Thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi.
Cơ sở vật chất của Phòng gồm 04 phòng làm việc với các thiết bị được trang bị đồng bộ và hiện đại. Phòng đã được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (UPLC), hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), bộ hydrua hóa, bom năng lượng, máy phân tích đạm/protein, máy phân tích xơ, hệ thống bay hơi dung môi, hệ thống nước siêu sạch…
Xác định kim loại trên hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
Cũng theo PGS. TS Đặng Thúy Nhung, thời gian tới, Phòng sẽ được Học viện đầu tư thêm một số thiết bị trong dự án World bank và tiếp tục các hoạt động phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực phân tích trong lĩnh vực thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, Phòng vẫn luôn sẵn sàng đáp ứng dịch vụ kiểm định của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… trong lĩnh vực chăn nuôi như: Đánh giá cảm quan, phân tích và kiểm định chất lượng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi; sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…, môi trường chăn nuôi. Song song với đó, Phòng sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các chỉ tiêu đạt chuẩn ISO và đạt được chỉ định của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) trong lĩnh vực chăn nuôi.
Một số hình ảnh khác tại Phòng thí nghiệm Trung tâm Khoa Chăn nuôi (VNUA):
Cán bộ Phòng thực hiện thao tác trên máy phân tích năng lượng thô.
Cán bộ Phòng thực hiện thao tác trên máy phân tích protein thô.
Bài & ảnh: Tâm An
Mọi chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG THÍ NGHIỆM TRUNG TÂM KHOA CHĂN NUÔI (VNUA)
PGS.TS Đặng Thúy Nhung – Trưởng Phòng, Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn
Điện thoại: 0912.058.396 – Email: [email protected]
Hoặc: ThS. Vũ Việt Anh – Nghiên cứu viên
Điện thoại: 094.101.3663 – Email: [email protected]
- kiểm nghiệm li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất