Với mục tiêu giới thiệu, chuyển giao đến người dân đối tượng vật nuôi mới, nhiều lợi thế cạnh tranh, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại TX Đông Hòa (tỉnh Phú Yên). Kết quả cho thấy đây là giống vịt có nhiều lợi thế cạnh tranh, phù hợp để phát triển tại các vùng ven biển, vùng nước nhiễm mặn.
Mô hình nuôi vịt biển an toàn sinh học mang lại kết quả khả quan, phù hợp phát triển ở những vùng nước nhiễm mặn. Ảnh: ANH KHOA
Vịt phát triển nhanh, ít dịch bệnh
Theo Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, khảo sát tại nhiều vùng chăn nuôi trong cả nước cho thấy hiện nay chăn nuôi vịt vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Trong đó, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, người chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế, không đồng bộ, việc thực hiện các khâu an toàn sinh học chưa triệt để… dẫn tới năng suất thấp, rủi ro cao. Để khắc phục những tồn tại này, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học đến người dân.
Từ tháng 3/2022, mô hình này được triển khai tại xã Hòa Tân Đông (TX Đông Hòa) với 10 hộ dân tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 530 con giống, một phần chi phí thức ăn và thuốc thú y. Theo ông Lê Sỹ Quý ở xã Hòa Tân Đông, kỹ thuật viên của mô hình, giống vịt biển nuôi trong mô hình là giống hoàn toàn mới, từ trước đến nay chưa được nuôi tại địa phương. Tất cả đàn vịt được nuôi tại các vùng nước mặn và nước lợ để kiểm tra độ thích nghi của giống vịt này. Sau 2 tháng nuôi, kết quả cho thấy giống vịt biển rất phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, tốc độ phát triển nhanh, tỉ lệ hao hụt thấp, ít dịch bệnh. Đây là những lợi thế mà các giống vịt đang phát triển tại địa phương bị thiếu hụt.
Ông Trần Thanh Tuấn ở thôn Đồng Thạnh, xã Hòa Tân Đông, một hộ dân tham gia mô hình cho biết: So với giống vịt Long An mà gia đình tôi đang nuôi thì giống vịt biển này có nhiều ưu thế hơn hẳn, từ khi nhận giống đến khi xuất bán vịt ít bị dịch bệnh. Khả năng đây là con giống mới nên sức đề kháng cao có thể kháng lại dịch bệnh tốt, vì vậy tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng 3%, trong khi giống vịt Long An tỉ lệ hao hụt đến 20%. Khi nuôi theo mô hình, chúng tôi được cán bộ kỹ thuật tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh vật nuôi. Đồng thời vịt được nuôi theo phương thức an toàn sinh học, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, được giám sát chặt đầu vào… nên không xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại. Ưu điểm lớn nhất của giống vịt này là tốc độ tăng trọng tốt, vịt sau 2 tháng nuôi đạt trọng lượng từ 2,8-3,3 kg/con, tỉ lệ nạc cao, da mỏng, thịt thơm ngon, không có mùi hôi lông như các giống vịt khác và rất được thị trường phía Bắc ưa chuộng. Vừa qua, thương lái đã mua xô hết đàn đưa ra Bắc tiêu thụ với giá 85.000 đồng/con.
Hướng sản xuất mới của nông dân
Theo ông Huỳnh Văn Viên, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình, sau 2 tháng triển khai, tỉ lệ sống của vịt đạt gần 97%, trọng lượng bình quân từ 2,5-3kg/con, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, bình quân khoảng 2,5kg thức ăn/kg tăng trọng của vịt. Ngoài ra, giống vịt này thích nghi rộng với tất cả mọi điều kiện như vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn nên phù hợp phát triển ở các vùng cửa sông, ven biển, những vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn không thể nuôi được vật nuôi nào khác, mở ra hướng sản xuất mới cho bà con.
Ông Nguyễn Văn Sang ở thôn Cảnh Phước, xã Hòa Tân Đông, cho biết: Với thâm niên hơn 30 năm nuôi vịt, tôi nhận thấy giống vịt biển này có rất nhiều ưu điểm, phù hợp để sản xuất tại địa phương. Vừa rồi khi xuất bán hết đàn vịt biển với giá 84.000 đồng/con, trừ các khoản chi phí, tôi lãi được gần 5 triệu đồng/530 con. Theo ông Sang, vì mô hình triển khai trùng với mùa vịt đồng, khi xuất chuồng bị trùng vụ nên giá vịt hạ thấp, chứ bình thường nếu vịt đạt trọng lượng khoảng 3kg/con thì giá bán phải từ 100.000-120.000 đồng/con. Vụ tới, ông Sang dự định nhập 1.000 con giống vịt biển về nuôi. Để tăng hiệu quả, ông sẽ tính toán thời gian vào vụ tránh mùa đồng, khi đó tỉ lệ lợi nhuận dự kiến cao hơn hẳn.
Còn theo bà Lê Thị Thuận ở xã Hòa Xuân Đông, sau khi tham quan, tìm hiểu mô hình, bà thấy giống vịt biển có nhiều ưu điểm nên đang tính toán sau mùa đồng vụ hè thu sẽ chuyển sang nuôi thử nghiệm giống vịt này. “Nếu vịt thích nghi phát triển tốt và được thị trường ưa chuộng thì gia đình tôi sẽ chuyển hẳn sang nuôi giống vịt biển thay cho giống vịt Long An vì giống này khả năng kháng bệnh thấp, tỉ lệ chết nhiều”, bà Thuận nói.
Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Hòa Nguyễn Thị Bích Thuận: Nghề nuôi vịt thịt và vịt trứng đã hình thành và phát triển tại địa phương từ rất lâu, là kế sinh nhai của nhiều gia đình. Hiện tổng đàn vịt của địa phương có khoảng 263.100 con tập trung ở các xã Hòa Xuân Đông, Hòa Tân Đông, phường Hòa Xuân Tây… Mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học vừa qua đã mở ra hướng sản xuất, phát triển mới cho bà con, góp phần đa dạng hóa đối tượng vật nuôi trên địa bàn.
THỦY TIÊN
Nguồn: Báo Phú Yên
- Nuôi vịt biển an toàn sinh học li>
- an toàn sinh học li>
- Nuôi vịt biển li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất