Liên tục từ tết đến nay, giá trứng và vịt thịt đều hạ thấp dưới giá thành sản xuất khiến người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân bởi thị trường bấp bênh, cung – cầu không ổn định khiến giá cả biến động khó lường.
Người nuôi vịt gặp nhiều khó khăn do giá trứng và vịt thịt đều giảm mạnh – Ảnh: Sơn Ca
Giá trứng, thịt đều giảm sâu
Ông Hồ Xuân Long ở xã Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), cho biết: Từ tết đến nay, giá trứng vịt liên tục “rớt”. Ban đầu, giá còn được 18.000 đồng/chục (10 trứng), sau đó giảm còn 17.000 đồng, bây giờ chỉ còn 16.000 đồng. Với giá này thì khi bán ra 1 trứng, người nuôi phải bù lỗ 200 đồng. Hiện đàn vịt đẻ 2.000 con của gia đình tôi mỗi ngày ăn hết 9 bao cám với chi phí gần 3 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi đêm, đàn vịt đẻ được 1.600 trứng, tương đương 2,56 triệu đồng, tức mỗi đêm tôi phải bù lỗ hơn 400.000 đồng. 3 tháng ròng, gia đình tôi phải bù lỗ hết mấy chục triệu đồng. Cũng theo ông Long, gia đình ông đã gắn bó với nghề chăn vịt đẻ gần 20 năm, nhưng chưa khi nào khốn đốn như hiện nay. Trước đây, giá trứng có hạ nhưng chỉ một thời gian ngắn sẽ tăng lại. Người nuôi cầm cự ít thời gian, đến khi trứng tăng sẽ có thu nhập bù vào. Nhưng từ giữa năm ngoái đến nay, trứng vịt liên tục giảm dưới giá thành sản xuất, giá chỉ nhích lên được trong 1 tháng tết, sau đó lại tiếp tục hạ sâu đến nay. Người nuôi vịt chỉ từ huề tiền cám đến lỗ vốn.
Còn ông Chín Chỉnh ở xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa), cho hay: Thông thường mọi năm, khi bắt đầu bước qua tháng 3 âm lịch, thị trường trứng “nóng” dần lên, giá trứng cũng tăng dần cho đến hết mùng 5/5 âm lịch, thường giá trứng sẽ dao động từ 20.000-25.000 đồng/chục. Vì vậy, chúng tôi sẽ tính toán, tăng đàn để “ăn” đúng vào các dịp này. Nhưng nay thị trường chẳng theo quy luật nào cả, giá hạ sâu kéo dài, người nuôi vịt quá khó khăn. Nuôi 4.000 con vịt đẻ trong suốt 3 tháng qua, gia đình tôi đã “kiệt sức”, đang tính đến chuyện thải đàn.
Chung tình cảnh, hiện nay, nhiều hộ nuôi vịt thịt cũng đang khổ sở vì giá giảm mạnh. Ông Nguyễn Văn Toản ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), nói: Để đạt trọng lượng xuất chuồng, vịt phải được nuôi trong khoảng 3 tháng. Giá thành mỗi con vịt giống khoảng 15.000 đồng, cộng với chi phí thức ăn, phòng ngừa dịch bệnh, vịt xuất chuồng có giá thành 40.000 đồng/kg, chưa tính công chăm sóc trong suốt 3 tháng ròng và tỉ lệ hao hụt trong thời gian nuôi. Trong khi đó, hiện nay, giá vịt thịt bán ra cũng chỉ 40.000 đồng/kg. Tính ra, sau mỗi lứa, người nuôi lỗ khoảng 2 triệu đồng/1.000 con vịt thịt. Cũng theo ông Toản, giá vịt thấp như vậy nhưng cũng không có người mua. Gia đình ông cố cầm cự tiêu thụ hết lứa vịt 2.000 con này nữa thì sẽ bỏ chuồng, đi làm thuê kiếm ngày công.
Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa Đỗ Kim Đồng cho biết: Do giá trứng và vịt thịt giảm mạnh trong thời gian qua nên người chăn nuôi tại địa phương đang giảm mạnh đàn nuôi. Hiện đàn vịt của huyện còn 350.000 con, giảm khoảng 150.000 con so với các năm trước. Thời gian tới, nếu giá vịt tiếp tục đứng dưới giá thành sản xuất, khả năng người chăn nuôi sẽ tiếp tục giảm đàn.
Thiếu định hướng
Theo những người chăn nuôi vịt, nguyên nhân giá trứng và vịt thịt giảm sâu kéo dài trong thời gian qua là do nguồn cung vượt xa cầu, dẫn đến tình trạng dội hàng. Một trong những khó khăn mà người nuôi vịt cũng như người nuôi các loại vật nuôi khác đang gặp phải đó là thiếu định hướng về thị trường. Hầu như mọi người phải tự tính toán, tăng giảm đàn theo thời vụ, chủ yếu tập trung tăng đàn khi thấy có giá và lãi cao, rồi giảm đàn khi mất giá, thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Toản giãi bày: Lâu nay, các ngành chức năng chỉ mới tập huấn, hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất hiệu quả… mà chưa hỗ trợ người chăn nuôi những thông tin về thị trường và định hướng cho bà con phát triển sản xuất. Người chăn nuôi chúng tôi mù tịt về thị trường, mạnh ai nấy đầu tư, tổng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu cũng chẳng biết, thị trường, giá cả thì phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên gặp nhiều rủi ro.
Còn theo ông Bùi Văn Ngọc ở TP Tuy Hòa, một đầu nậu chuyên thu mua trứng vịt xuất bán cho Trung Quốc, cho hay: Thời gian qua, hầu hết sản lượng trứng trong tỉnh đều được thu gom và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Nhưng từ đầu năm đến nay, Trung Quốc dừng mua, chỉ cung cấp được một vài đơn hàng nhỏ nên bị tồn ứ khiến giá trứng hạ thấp.
Theo Sở NN-PTNT, tổng đàn vịt của tỉnh có khoảng 1,3 triệu con, trong đó hơn 700.000 con vịt đẻ được nuôi tập trung ở các huyện Đông Hòa, Phú Hòa và Tuy An. Thời gian qua, việc tổ chức liên kết sản xuất giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp tiêu thụ chưa có, thị trường bấp bênh dẫn đến hệ quả cung – cầu không cân đối, khiến người sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hiện Trung tâm Khuyến nông triển khai một số mô hình sản xuất theo chuỗi, tạo liên kết giữa người sản xuất với nhà tiêu thụ. Đây là tiền đề để ngành tiếp tục nhân rộng ra thực tiễn.
Thủy Tiên
Nguồn: Báo Phú Yên
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất