Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ vừa phối hợp với Hội Nông dân huyện Tuy An nghiệm thu mô hình vỗ béo bò sử dụng thức ăn ủ chua bằng cây bắp tại 3 xã An Mỹ, An Dân, An Định (huyện Tuy An). Kết quả sau 3 tháng, bò tăng trọng tốt với mức tăng gần 1kg/ngày/con.
Ông Nguyễn Văn Thành (xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) vỗ béo bò bằng thức ăn ủ chua từ cây bắp và nhận thấy bò tăng trọng tốt – Ảnh: THÁI HÀ
Ông Nguyễn Văn Thành ở thôn Phú Long, xã An Mỹ là hộ nuôi bò lâu năm. Trước đây, khi chưa có bò của dự án, gia đình ông Thành đã có đàn bò 4 con và nuôi khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiếp cận với việc dùng thức ăn ủ chua để vỗ béo bò, ông Thành cho biết bò tăng trọng tốt và đường tiêu hóa ổn định.
“Ban đầu, khi mới sử dụng thức ăn ủ chua, bò chưa quen nên không ăn được nhiều. Sau 5-7 ngày, khi đã ăn được, bò bắt đầu nghiện, ăn rất nhiều, ngủ ngon, đường tiêu hóa ổn định và tăng trọng rất tốt. Thức ăn ủ chua do dự án cung cấp 100% nên tôi mong sau khi dự án kết thúc, sản phẩm này vẫn được bán trên thị trường để tôi mua sử dụng”, ông Thành cho biết.
Tại thôn Long Hòa, xã An Định, gia đình bà Đỗ Thị Trang cũng có đàn bò 4 con và nhận một cặp bò của dự án nuôi vỗ béo sử dụng thức ăn ủ chua. Bà Trang chia sẻ: “Ngày trước, người nuôi bò chủ yếu dùng cỏ, rơm rạ để cho bò ăn nên việc trữ cỏ cho mùa khan hiếm rất cực. Khi dự án của Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ về địa phương, nhiều người nghi ngờ về hiệu quả mà thức ăn ủ chua mang lại. Tuy nhiên, khi đã quen với thức ăn này, bò lại rất thích ăn và ăn rất nhiều (một ngày hơn 10kg), tăng trọng tốt. Người dân chúng tôi rất phấn khởi khi áp dụng kỹ thuật nuôi mới này”.
Theo ThS Trương Hùng Mỹ, Trưởng Phòng Kỹ thuật và Chuyển giao công nghệ (Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ), có nhiều nghiên cứu về sử dụng thức ăn ủ chua từ thân cây bắp để chăn nuôi trâu bò, mỗi phương pháp và phụ liệu được sử dụng là khác nhau. Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ kế thừa các kết quả nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình ủ chua thức ăn bằng cách sử dụng men Silo Guard II với ưu điểm: dễ dàng chuyển giao vào thực tế sản xuất vì phương pháp ủ đơn giản, gọn nhẹ.
Trong thời gian 30 ngày đầu, hầu hết bò tại các mô hình đều chưa biết ăn thức ăn ủ chua nên giai đoạn này trọng lượng chỉ tăng khoảng 23kg/con và đạt trung bình 765,3g/ngày/con. Sau khi bò đã quen với thức ăn ủ chua, trọng lượng bò tăng hơn so với giai đoạn 30 ngày đầu, tăng trọng trung bình 851,5g/ngày/con. Sau 90 ngày vỗ béo bò bằng thức ăn ủ chua, trọng lượng bò tăng thêm bình quân 89,1kg/con và đạt tăng trọng bình quân 989,6g/ngày/con.
Ông Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND xã An Dân, cho biết: “Mô hình dùng bắp ủ chua lần đầu tiên thực hiện tại xã An Dân đã mang lại hiệu quả tốt, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các hộ chăn nuôi bò. Đây là mô hình đầu tiên về vỗ béo bò bằng bắp ủ chua tại huyện Tuy An nên tôi mong muốn tiếp tục được nhân rộng, để người dân áp dụng, vừa giúp chủ động nguồn thức ăn, vừa giảm giá thành chăn nuôi bò”.
AN NAM
Nguồn: Báo Phú Yên
- chăn nuôi bò li>
- ủ chua thức ăn li>
- thức ăn cho bò li>
- vỗ béo bò li>
- thức ăn ủ chua li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất