Đầu năm nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận một đợt bùng phát của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Đây là bệnh truyền nhiễm cao do virút gây ra, phát sinh mụn nước ở miệng và móng ở gia súc.
Thịt lợn được bày bán tại một siêu thị ở Irvine, California. Ảnh: AFP/TTXVN
Bệnh có thể khiến gia súc chết, nhanh chóng sụt cân và giảm sản lượng sữa, đặc biệt bùng phát rất nhanh vì rất dễ lây lan. Cách duy nhất để ngăn chặn bệnh dịch này là hạn chế sự di chuyển của động vật và ngăn chặn động vật bị nhiễm bệnh tiếp xúc với các con khác.
Nguy cơ lây lan nhanh chóng
Theo Cục Thú y, bệnh LMLM có thể lan truyền qua không khí và trong điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh có thể lan truyền qua khoảng cách rất xa qua đường không khí. Chẳng hạn như trong trường hợp dịch tại Isle of Wight trong năm 1981 người ta đã xác định bệnh đã lan truyền từ Brittany ở miền Bắc nước Pháp.
Gia súc nhiễm virút qua tiếp xúc trực tiếp với gia súc bệnh, thực phẩm hoặc vật dụng tạp nhiễm với virút bệnh, hoặc ăn phải hay tiếp xúc với phần thân thịt bệnh. Trong qua khứ đã ghi nhận các ổ dịch có liên quan đến việc nhập khẩu thịt hoặc sản phẩm thịt nhiễm bệnh.
Bệnh LMLM lây lan một cách vật lý thông qua vận chuyển động vật, con người, phương tiện và các vật dụng khác tạp nhiễm virút. Xe tải, chợ và nơi tập kết gia súc là những nơi có nguy cơ lan truyền bệnh. Giầy ủng, quần áo của công nhân chăn nuôi có tiếp xúc với gia súc bệnh có thể là tác nhân làm bệnh lây lan. Chó, mèo, gia cầm, chim cảnh và loài gặm nhấm cũng có thể làm lây lan bệnh.
Bệnh LMLM đã được phát hiện ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, chủ yếu ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và Nam Mỹ. Trong hai năm qua đã có những đợt bùng phát dịch ở Mông Cổ, Nga, Ấn Độ, Israel, Ethiopia, Kenya, Nam Phi và Zimbabwe.
Năm 2013, Ấn Độ chứng kiến đợt dịch bệnh LMLM tồi tệ nhất trong một thập kỷ, với hơn 64.000 con gia súc mắc bệnh và 6.100 con chết. Trong đó, nguyên nhân chính của sự lây lan là do sự di chuyển của đàn gia súc không được theo dõi hiệu quả.
Tháng 1/2019, tại Hàn Quốc, nơi xác nhận trường hợp LMLM đầu tiên trong năm nay tại một trang trại ở thành phố Anseong nằm cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam. Bộ Nông nghiệp, lương thực và nông thôn đã ban hành lệnh cấm vận chuyển gia súc trên cả nước và lên kế hoạch về các biện pháp phòng chống dịch bệnh chặt chẽ.
Các khu chợ gia súc trên toàn quốc phải đóng cửa trong vòng 3 tuần. Cơ quan phòng dịch tiến hành tiêm vắcxin khẩn cấp cho tất cả bò, lợn.
Đầu năm nay, Nam Phi đã bắt đầu hạn chế sự dịch chuyển của động vật ở các khu vực bị ảnh hưởng tại nước này bởi đây là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sự bùng phát của bệnh LMLM gây ra tác động nghiêm trọng đối với đất nước có kim ngạch xuất khẩu thịt đỏ vào khoảng 145 triệu USD mỗi năm.
Ngành nông nghiệp đóng góp 72,2 tỷ rand (khoảng 5 tỷ USD) cho GDP quốc gia trong năm 2015. Sự bùng phát của bệnh LMLM cũng ảnh hưởng đến Namibia, Botswana, những thị trường nhập khẩu thịt từ Nam Phi.
Kinh nghiệm từ Namibia
Một biện pháp khác ít gây tổn hại kinh tế hơn trong việc kiểm soát bệnh LMLM là sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Phương pháp này đã được sử dụng hiệu quả ở Namibia để xác định những khu vực cần được kiểm dịch và quản lý sự di chuyển của vật nuôi.
Hệ thống theo dõi chuyển động của động vật, xác định vị trí, theo dõi sức khỏe của động vật, đồng thời hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh và quản lý thức ăn. Chính sự hiệu quả của biện pháp này, là một trong những yêu cầu để Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt vào các thị trường khó tính này.
Năm 2015, miền Bắc Namibia ghi nhận một đợt bùng phát bệnh LMLM tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Bệnh lan rộng sang hơn ba vùng khác trong vòng chưa đầy năm tháng và tổng cộng có 14 khu vực đã báo cáo các trường hợp mắc LMLM trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2015.
Cuối cùng, Namibia đã tốn 180 triệu đôla Namibia (NAD), tương đương khoảng 13 triệu USD để kiểm soát dịch bệnh. Sự lây lan được ngăn chặn và loại trừ chỉ trong vòng một năm kể từ trường hợp đầu tiên được báo cáo.
Một yếu tố chính đóng góp nên thành công của Namibia là Hệ thống xác định và truy tìm nguồn gốc vật nuôi. Hệ thống này có thể xác định các khu vực bị ảnh hưởng bằng Google Maps, cho phép các quan chức xác định đầu mối của bệnh, hay nói cách khác nơi ổ dịch được phát hiện đầu tiên.
Khu vực này sau đó đã được khoanh vùng và kiểm dịch. Bước tiếp theo là cách ly gia súc nhiễm bệnh và tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường để hạn chế tối đa mức độ lây lan.
Hệ thống điện tử trên toàn quốc này cho phép các quan chức xác định nơi các đàn gia súc tiếp xúc với các đàn gia súc khác và áp đặt kiểm dịch các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu bệnh có dấu hiệu lan rộng hơn, khu vực kiểm dịch được mở rộng. Hệ thống truy xuất nguồn gốc cũng có thể được sử dụng để quản lý sự di chuyển của động vật. Đây là chìa khóa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh LMLM.
Việc theo dõi và truy xuất là một quy trình phức tạp mà Namibia đã thực hiện bằng việc sử dụng hệ thống điện tử với tất cả các dữ liệu cần thiết được cập nhật liên tục. Tất cả thông tin được ghi lại trong cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, bao gồm việc tuân thủ quy tắc 90/40 ngày, nghĩa là động vật không được giết thịt trong vòng 90 ngày sau khi được nhập khẩu vào nước này, hoặc 40 ngày kể từ lần di chuyển cuối cùng từ trang trại này sang trang trại khác, đến các khu vực tập trung vật nuôi, chợ gia súc hay các lò mổ.
Điều này đảm bảo rằng động vật không có bệnh trước khi chúng được di chuyển. Bên cạnh đó, tất cả các phương tiện đi vào khu vực bị ảnh hưởng phải được phun thuốc khử trùng và mọi người cần chà giầy trên một tấm chăn được xử lý thuốc để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Những kinh nghiệm gần đây của Namibia được cho là sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc cho phép các quốc gia phát hiện bệnh LMLM theo dõi và quản lý đàn gia súc./.
Mai Ly/TTXVN
Nguồn: BNEWS
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- ngăn ngừa dịch bệnh li>
- dịch bệnh truyền nhiễm li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất