Những thách thức mà Ngành chăn nuôi Việt Nam đã và đang phải đối mặt hiện nay?
Hàng năm, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh hoành hành, chủng virus mới gây bệnh xuất hiện; tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng khó kiểm soát do lạm dụng kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi; Theo thống kê của tổ chức FAO vào năm 2016, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030 và cũng là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.
Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng cao kỷ lục cùng với việc thiếu nguồn cung do Covid kéo dài, chiến tranh, biến đổi khí hậu… thúc đẩy các nhà chăn nuôi luôn phải tìm các giải pháp phù hợp để ổn định giá thành, đảm bảo chất lượng cũng như giảm phụ thuộc kháng sinh tối đa bằng các sản phẩm cải thiện, nguyên liệu thay thế như đạm thủy phân, sản phẩm có hoạt chất sinh học từ thực vật, probiotic, prebiotic… Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến giải pháp từ Prebiotic.
Hiểu đúng về tầm quan trọng của Prebiotic trong chăn nuôi hiện nay
Prebiotic không còn là một định nghĩa mới trong chăn nuôi và đã được nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu; mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn trong đường ruột từ đó gây cản trở sự phát triển các hại khuẩn và tăng hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng giúp giảm lượng các sản phẩm trao đổi chất gây hại trong ruột và phân vật nuôi; giúp kích thích ruột phát triển, cản trở sự bám dính của mầm bệnh vào biểu mô, kích thích hệ thống miễn dịch. Theo PGS. TS. Phạm Ngọc Thạch (Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam), việc bổ sung quá nhiều các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mà không thể tối ưu hóa khả năng hấp thụ dinh dưỡng của vật nuôi gây ra rất nhiều hệ lụy như: tăng chi phí thức ăn không phù hợp, dư thừa quá mức các chất dinh dưỡng tại ruột già gây ra sự tăng sinh hại khuẩn; dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh về đường ruột, tiêu chảy, tăng trưởng kém cũng như tăng phụ thuộc vào kháng sinh đề phòng và trị các bệnh liên quan đến đường ruột do hại khuẩn gây ra.
Ngày nay, chúng ta biết rằng không có cấu trúc hệ vi sinh vật lý tưởng. Mỗi loài động vật về giống, độ tuổi, môi trường… đều có hệ vi sinh vật lý tưởng riêng. Hệ vi sinh vật này không được tối ưu hóa để thúc đẩy một dòng vi khuẩn duy nhất. Tốt hơn là cải thiện hệ vi sinh vật hội sinh hoặc có thể kết hợp với một lượng vừa đủ probiotic để đạt được tác động hiệp lực. Từ những luận điểm trên, chúng ta càng có thể khẳng định được tầm quan trọng của Prebiotic trong dinh dưỡng vật nuôi hiện nay và trong tương lai như một giải pháp thực sự hiệu quả.
Các loại Prebiotic đều hoạt động giống nhau?
Về bản chất, Prebiotic là chất xơ hòa tan nhưng không dễ tiêu hóa ở ruột non và dạ dày, không bị các enzyme trong đường ruột phân hủy và do đó, chúng có sẵn như là chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên, có nhiều loại prebiotic khác nhau do khác biệt về cấu trúc phân tử, đặc tính, nguồn gốc, phương pháp sản xuất… như:
Fructan: inulin, fructo-oligosaccharide (FOS) có nguồn gốc từ thực vật (bơ, chuối, măng tây…) Galacto-oligosaccharides (GOS) có nguồn gốc từ động vật và thực vật (sữa bò, sữa dê…)
Mannan Oligosaccharide (MOS): có nguồn gốc từ thành tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae (Kaplan and Hutkins, 2000)
Oligosaccharid khác: Xylo-oligosaccharides (XOS), PecticOligosaccharide (POS)… Ngoài MOS là prebiotic được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi cách đây từ nhiều năm thì các prebiotic khác chủ yếu được dùng trong thực phẩm và dược cho người. Những năm gần đây, POS rộ lên như là một prebiotic thế hệ mới xuất hiện trên thị trường như là một giải pháp, sự lựa chọn thứ hai hoặc đôi khi tốt hơn cho các nhà làm dinh dưỡng.
Vậy POS (Pectic-Olgosaccharides) là gì? Chúng có ưu điểm vượt trội nào?
POS được tìm thấy nhiều trong vỏ cam, chanh, táo, củ cải đường… là sản phẩm của quá trình thủy phẩn một phần pectin và là một oligosaccharide của các acid galacturonic, nên hoạt động tương tự như một số oligosaccharid trong sữa mẹ; có khả năng gắn kết với các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn sự kết dính của chúng vào bề mặt biểu mô ruột hiệu quả hơn các loại Oligosaccharide trung tính khác (MOS, FOS, GOS…).
Ngoài ra, quá trình lên men POS trong ruột kết tạo ra các axit béo chuối ngắn (SCFA) có tác dụng giảm táo bón, cải thiện khả năng hấp thu chất khoáng và kích thích hệ thống miễn dịch (Gullon và cộng sự, 2013). POS còn cho thấy sự ảnh hưởng có lợi đến vật nuôi bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát triển và hoạt động của một số lợi khuẩn trong ruột kết là Bifidobacteria và Lactobacilli (Baldan và cộng sự, 2003; Garthoff và cộng sự, 2010; Gibson & oberfroid, 1995; Manderson và cộng sự, 2005; Mussatto & Mancilha, 2007; Roberfroid, 1996). Tuy nhiên, mỗi loại POS khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.
Nor-Spice AB – Một sản phẩm Pectic – Oligosaccharides đến từ Nor Feed
Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành công nghiệp sản xuất nước ép cam tại châu Âu, Nor Feed đã tận dụng nó để nghiên cứu và phát triển sản phẩm Nor-Spice AB. Ngoài hoạt chất chính là POS thì Nor-Spice AB còn có Citroflavonoid – một dạng polyphenol họ cam chanh giúp tăng sản xuất SCFA, tăng sinh Lactobacillus, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Trong gần 20 năm, NorFeed tiến hành nhiều thử nghiệm để đánh giá khả năng tăng sinh lợi khuẩn và ức chế hại khuẩn của Nor Spice AB.
So sánh với nhiều hoạt chất khác như Citric acid, E. Oils, Limonene và Inulin (một loại prebiotic khác tương đồng với FOS); Sau hơn 20h nuôi cấy cho thấy Nor Spice AB có khả năng tăng sinh quần thể Lactobacillus-acidophilus vượt trội nhất.
Gần đây, Nor Feed thực hiện một thử nghiệm trên 400 con gà trắng (Cobb 500) thì kết quả cho thấy trong thời gian bổ sung Nor Spice AB; chiều dài đường ruột tăng 16% và thể tích vi nhung mao tăng 25% so với lô đối chứng. Cùng nhiều thử nghiệm ở nhiều lãnh thổ khác nhau, trên nhiều giống vật nuôi khác nhau, Nor Spice AB thể hiện được hiệu quả vượi trội thông qua nhiều chỉ tiêu đánh giá, nhất là giá trị R.O.I (tỷ lệ hoàn vốn).
Ngoài ra, 03/2022, Theo thông tin từ Hiệp hội các bên liên quan đến ARM (ARM Stakeholder Network), Liên minh Y tế Công cộng Châu Âu (#EPHA) đã xét duyệt và chọn Nor Spice AB là một trong những công cụ bền vững, hiệu quả để giải quyết vấn đề AMR (đề kháng kháng sinh) trong chăn nuôi.
Kết luận, trong nhiều các giải pháp tồn tại ngày nay để tăng cường sức khỏe đường ruột của vật nuôi; prebiotics đóng vai trò là chất phụ gia tốt để thúc đẩy hệ vi sinh vật kết hợp phù hợp với nhu cầu của vật nuôi. Nor-Spice AB, một sự pha trộn của POS và citroflavonoid giúp điều chỉnh hiệu quả hệ vi sinh vật để đạt đến trạng thái cân bằng với nhiều lợi khuẩn hơn như Lactobacilus và hạn chế sự phát triển của các mầm bệnh, giúp vật nuôi đạt hiệu suất tốt hơn.
Nor-Feed Việt Nam
NOR-FEED VIỆT NAM
www.norfeed.net
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- norfeed việt nam li>
- POS li> ul>
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất