[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 18/7/2017, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Ban quản lý các Dự án nông nghiệp Cacbon thấp (LCASP) tổ chức hội thảo “Quản lý chất thải chăn nuôi, giải pháp và đề xuất chính sách xử lý môi trường bền vững trong ngành chăn nuôi”.
Hội thảo nhằm đánh giá hiện trạng áp dụng các giải pháp sản xuất nông nghiệp các bon thấp, trong đó, tập trung vào các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp chính sách, các biện pháp kỹ thuật và công nghệ khả thi để xử lý chất thải chăn nuôi một cách bền vững. Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp đã tới dự.
Hội thảo tập trung vào các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nước ta có khoảng 12 triệu hộ chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn với khoảng 4 triệu hộ và chăn nuôi gia cầm là khoảng 8 triệu hộ với tổng đàn 362 triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn, 8 triệu con gia súc. Mỗi năm, khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 84,5 triệu tấn thải rắn và 50 triệu m³ chất thải lỏng. Trong đó, chỉ có khoảng 60% được xử lý (20% được sử dụng hiệu quả, được làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn…), còn lại tới 40% chất thải môi trường vẫn được thải ra khỏi môi trường.
Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước, chất thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học xuống nguồn nước..
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, đến hết năm 2016 có 55/63 tỉnh/thành phố đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (hoặc quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi). Trong đó, một số địa phương phê duyệt quy hoạch theo định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi như: Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Trị…
Tuy nhiên, qua thực tế ở Việt Nam, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi đang còn nhiều bất cập: bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi; thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp, bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) cho biết: Chất thải trong chăn nuôi rất lớn, nếu xử lý sẽ trở thành nguồn điện năng, phân bón hữu cơ tại các trang trại thông qua công nghệ ép phân, ủ phân compost. Kết nối các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhằm tiêu thụ nguồn phân hữu cơ nguyên liệu từ trang trại. Ông Hinh cho hay, thời gian tới (LCASP) sẽ tập trung vào các giải pháp trên để hỗ trợ các hộ chăn nuôi và trang trại.
Cũng tại hội thảo, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc dự án tập đoàn TH True Milk nêu ra một số khó khăn trong quản lý và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi. Đó là: Chi phí cho việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của tập đoàn hiện rất lớn, trên 400 tỷ và giá thành xử lý nước thải khoảng 11.500 đồng/m³ nước, chưa tính chi phí nhân công vận hành. Phân lỏng là nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng dùng để cải tạo đất bạc màu do quá trình sản xuất canh tác của các nông trường trước khi bàn giao cho dự án và để tăng năng suất cây trồng; đây cũng là sản phẩm hàng hóa được sản xuất để cung ứng cho người nông dân chăm bón cho các loại cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân lỏng cải tạo đất chưa được phép do chưa có tiêu chuẩn về phân lỏng… Vì thế, ông Dũng cho rằng Bộ NN&PTNT nghiên cứu, sớm ban hành tiêu chuẩn về phân lỏng phục vụ trồng trọt. Đồng thời, nên ưu tiên mọi mặt cho dự án công nghệ cao đầu tư vào nông nghiệp về vốn và chính sách một cách thiết thực, cụ thể và trong tời gian sớm nhất, để dự án đến đích thành công.
P.V
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất