Mưa lớn tại tỉnh Quảng Bình do hoàn lưu bão số 6 vừa qua đã gây ra lũ quét, ngập lụt tại nhiều địa phương. Nhiều chủ trang trại chăn nuôi tại Quảng Bình không kịp trở tay khi nước lũ dâng cao, hàng ngàn con vật nuôi và tài sản trôi theo dòng nước lũ.
Sau nhiều năm xa quê đi làm thuê, học hỏi kinh nghiệm, anh Đỗ Văn Cường, ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trở về quê hương lập nghiệp. Anh vay vốn và mượn thêm bà con họ hàng để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà tại quê nhà. Lứa gà này anh Cường dự kiến bán vào dịp Tết Ất Tỵ – 2025, hy vọng có nguồn thu đáng kể. Thế nhưng, đợt mưa lớn trong đêm 27/10 gây ra trận lũ quét. Cơn lũ dữ cuốn trôi mọi thứ, từ tài sản, vật nuôi và cả hy vọng thoát nghèo của anh Cường. Vốn liếng anh Cường đầu tư vào nuôi gà hơn 400 triệu đồng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng và các đại lý cung cấp con giống.
Sau lũ, anh Cường trắng tay, nợ nần chồng chất. Anh Đỗ Văn Cường than thở, trận lũ lớn đã cuốn trôi nguồn sống của cả gia đình: “Lũ quét qua chuồng gà của em từ 1,2 đến 1,5m nên hơn 4.500 con gà thương phẩm của em đã bị chết hết. Gần 2.000 con gà 10 ngày tuổi cũng bị cuốn trôi. Số vốn đầu tư vào số gà Tết hơn 400 triệu trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng và công nợ của các đại lý cám và cung cấp con giống”.
Sau trận lũ quét, anh Đỗ Văn Cường trắng tay vì vật nuôi bị cuốn trôi
Trận lũ quét vừa qua cũng làm chết hơn 4.500 con gà trong trang trại chăn nuôi của anh Mai Văn Hòa ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Lũ lên quá nhanh, toàn bộ trang trại bị ngập lụt, gà nuôi chết hết. Sau khi lũ vừa rút, gia đình anh Hòa đã nhờ hàng xóm và chính quyền đưa xe tới đưa gà chết đi tiêu hủy. Anh Mai Văn Hòa lo lắng không biết làm sao để tái đàn vì mọi vốn liếng đã trôi theo nước lũ, rất mong được hỗ trợ cho vay nguồn vốn ưu đãi để tiếp tục chăn nuôi, phục hồi kinh tế sau lũ. “Hơn 30 năm rồi tôi mới chứng kiến trận lũ như này. Nước từ dưới đường lên trang trại tôi cao cũng hơn 5 mét. Nhà tôi 3 chuồng gà với 4500 con không cứu đươc con nào. Lũ vừa rút thì tôi nhờ bà con và chính quyền đưa xe tới đưa đi tiêu hủy để tránh ô nhiễm. Giờ qua lũ không biết làm sao để tái đàn vì vốn liếng đã đặt vào đó hết rồi”.
Trang trại chăn nuôi hàng ngàn con gà của anh Hòa giờ chỉ còn sót lại vài con
Xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy là vùng đất bán sơn địa, ở vị trí cao, ít khi bị ngập lụt. Tuy nhiên, đợt mưa lớn vừa qua, tại đây đã xảy ra trận lũ quét làm hơn 350 hộ dân bị ngập, những trang trại chăn nuôi gà bị thiệt hại lớn với hơn 35.000 con gà bị lũ cuốn trôi. Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn rất cần được hỗ trợ. “Sau lũ thì chúng tôi đã chỉ đạo bà con khắc phục hậu quả sau lũ. Tiến hành tiêu độc, khử trùng các chuồng trại, chôn lấp gia súc, gia cầm đồng thời khuyến cáo bà con quan tâm để tái đàn để phục vụ dịp tết sắp tới. Qua đây cũng mong muốn các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ cho những người chăn nuôi bị thiệt hại”.
Anh Mai Văn Hòa lo lắng khi vốn liếng đều mất sạch, không có điều kiện tái đàn
Tại tỉnh Quảng Bình, đợt mưa lớn vừa qua đã làm hơn 115.000 con gia cầm bị chết, gần 4.000 con gia cầm bị cuốn trôi, 1.000 ha hoa màu, rau màu bị thiệt hại. Tỉnh Quảng Bình và ngành Nông nghiệp đang chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê thiệt hại do mưa lũ gây ra để có những giải pháp khắc phục hậu quả.
Hàng vạn con gà bị lũ cuốn trôi, nhấn chìm, người chăn nuôi thiệt hại nặng nề
Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình cho biết, nếu tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương về hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất, chăn nuôi sau lũ và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình, đơn vị sẽ tích cực hỗ trợ bà con sớm ổn định sản xuất: “Trung tâm Khuyến nông chủ yếu theo dõi các mô hình và hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, còn chính sách hỗ trợ thì vẫn đang đợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao Văn phòng Phòng chống thiên tai khẩn trương tập hợp các thiệt hại của các địa phương. Nếu tỉnh có chỉ đạo, Sở có chỉ đạo và phân bổ giao cho một số đơn vị chuyên môn theo từng lĩnh vực, vừa hỗ trợ vừa hướng dẫn phục hồi sản xuất. Sắp tới chắc chắn nông dân sẽ cần giống gia cầm, giống rau màu để sản xuất vụ Thu- Đông”.
Thanh Hiếu/VOV- Miền Trung
Nguồn: VOV
- hỗ trợ chăn nuôi li>
- chính sách hỗ trợ li>
- gói hỗ trợ li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất