[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cơ quan chức năng của huyện Sơn Tịnh đã tích cực triển khai các giải pháp để tập trung khống chế dịch bệnh, không để bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò bùng phát, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Người chăn nuôi ở xã Tịnh Sơn tích cực chăm sóc cho đàn bò nhằm phòng tránh bệnh viêm da nổi cục.
Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò (bệnh này còn được gọi là bệnh da sần trên trâu, bò). Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh, bệnh nặng sẽ gây lở loét, nhiễm trùng. Khi mắc bệnh sẽ làm cho trâu, bò giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng; nếu không chăm sóc, chữa trị kịp thời trâu, bò có thể chết, gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân.
Qua theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện ở 8 hộ, tại 4 thôn thuộc xã Tịnh Sơn, làm 9 con mắc bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trâu, bò chưa được tiêm phòng vaccine.
Trước tình hình trên, UBND xã Tịnh Sơn đã chỉ đạo cán bộ thú y phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành phun thuốc khử trùng, vận động người dân vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi. Đồng thời, tuyên truyền người dân cần thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn trâu, bò theo quy định.
Để kịp thời khống chế dịch bệnh không lây lan ra diện rộng, UBND xã Tịnh Sơn và 10 xã còn lại trên địa bàn huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi biết được tác hại của dịch bệnh, đường lây truyền của mầm bệnh, chủ động mua các loại hóa chất để phun nhằm diệt các loại côn trùng chân đốt hút máu như: ruồi, muỗi, ve, mòng nhằm cắt đứt nguồn lây bệnh. Thông báo cho người chăn nuôi biết được lợi ích của việc tiêm phòng và chủ động đăng ký với trưởng thôn số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng; tổng hợp nhu cầu vaccine trên địa bàn xã và liên hệ với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện mua vaccine để triển khai tiêm phòng. Đối với những đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng mà không tiêm phòng để xảy ra dịch bệnh chết, tiêu hủy thì không được hỗ trợ theo qui định.
Toàn huyện Sơn Tịnh hiện có 6.290 con trâu, 31.455 con bò. Thời điểm này, 11 xã trên địa bàn huyện tăng cường công tác quản lý, giám sát giết mổ, mua bán, vận chuyển trâu, bò trên địa bàn xã, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, làm lây lan dịch bệnh theo qui định. Cử cán bộ theo dõi, điều tra nắm chắc tổng đàn trâu bò hiện có và tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn xã. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: khoanh vùng ổ dịch, cách ly điều trị, tiêm phòng bao vây, chăm sóc gia súc bị bệnh, tăng cường cung cấp thức ăn bổ sung để nâng cao sức chống đỡ bệnh tật.
Ông Phạm Văn Tùng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cho biết: Hiện nay, Trung tâm triển khai cử cán bộ đứng cánh ở các xã, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục. Hướng dẫn cho người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: hạn chế chăn thả, bổ sung thức ăn, điều trị gia súc mắc bệnh và triển khai tiêm phòng vắc xin theo qui định; hằng ngày vệ sinh, sát trùng, tiêu độc nơi nuôi, nhốt gia súc và khu vực xung quanh.
Kim Cúc
Trung tâm TT-VH-TT huyện Sơn Tịnh
- viêm da nổi cục li>
- vacxin viêm da nổi cục trâu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất