Sau cơn bão số 9, một số trại gà ở xã Bình Long (Bình Sơn), nơi có hẳn một CLB chăn nuôi gà, người chăn nuôi đang chịu thiệt hại “kép” về nhà ở cũng như trang trại, vật nuôi.
Vốn liếng tiêu tan trong một ngày
CLB chăn nuôi gà ở xã Bình Long, huyện Bình Sơn có khoảng 17 hộ dân cùng tham gia nuôi gà từ hàng chục năm nay. Ngay khi cơn bão số 9 vừa đi qua, các trại gà rơi vào cảnh tan hoang chưa từng thấy. Nhà nhà tất bật lo xử lý gà chết, dồn bao đi tiêu hủy. Mùi hôi thối vẫn còn bốc lên khắp nơi.
Nhiều trại gà ở Bình Long tan hoang vì bão số 9. Hơn 11.000 con gà đã bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, 55 tuổi, ở thôn Long Bình là Chủ nhiệm CLB chăn nuôi gà ở xã Bình Long. Ông vẫn chưa hoàng hồn khi giờ đây nhà cửa đã đổ sập 100%. Mấy hôm nay, cả gia đình phải đến nhà người thân để “ăn cơm ké, ngủ ké” vì nhà chưa sửa lại được do không có kinh phí. Nếu có, ông cũng để dành ưu tiên cứu đàn gà sau bão.
Kể lại cái ngày cơn bão số 9 áp sát đất liền, những người chịu thiệt hại nặng như ông vẫn còn ám ảnh. Hết nhà bị tốc mái, sập từ trên xuống dưới, đến trại gà rộng hàng trăm mét vuông cũng đổ ngã theo. Đàn gà lạnh, chết cóng, phần thì bị trại chăn nuôi đè chết.
“Sau bão số 9, chỉ riêng gà, nhà tôi thiệt hại khoảng 4.000 con. Tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng”, ông Minh nói. Số gà thiệt hại trong cơn bão số 9 này là gà thịt đã nuôi được nhiều tháng và gần xuất bán. Bao nhiêu vốn liếng trong nhà đều đổ dồn vào đây và tiêu tan trong phút chốc.
Cạnh trại gà nhà ông Minh là trại gà của gia đình ông Đoàn Văn Tiên, 50 tuổi, người cùng thôn. Gia đình ông cũng là một trong những hộ có trại gà thiệt hại khá nặng trong cơn bão vừa qua. 700m2 trang trại nuôi gà đổ sầm theo cơn mưa bão, kèm theo đó hơn 3.500 con gà cũng chết theo. Trong đó, có những trại chỉ vừa xây dựng cách đây vài tháng.
Ông nói rằng, trải qua bao lần gà bị dịch, thiệt hại trắng tay lên đến cả tỷ đồng. Tuy nhiên cũng chẳng bằng lần này, ông trở tay không kịp, dù đã chủ động phòng chống bão từ sớm, chằng chống cẩn thận.
Trại gà nhà ông Minh bị thiệt hại nặng nề.
Thiệt hại lớn. Nhìn đàn gà mới mấy tuần trước còn khỏe mạnh giờ phải mang đi chôn, những chủ trại nuôi gà tiếc “đứt gan, đứt ruột” nhưng họ đều cố không nghĩ đến, mong mọi chuyện nhanh qua để làm lại. Trong khi chờ chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ phần nào, họ tranh thủ nhờ bà con hàng xóm, thuê người đến sửa lại chuồng trại hư hỏng, che chắn cho số gà còn lại, vớt vát phần nào.
Mong được hỗ trợ
Bình Long là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về chăn nuôi gà trong cơn bão số 9, vì địa phương này có nghề chăn nuôi gà theo câu lạc bộ, nhiều người tham gia.
Theo thống kê của địa phương, trong bão số 9, toàn xã có trên 11.000 con gà bị thiệt hại, hầu hết đều rơi vào gia đình các hộ chăn nuôi gà của CLB. Người ít vài trăm con, nhiều thì 3.000- 4.000 con.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Bình Long Phạm Đình Dương, hầu hết các hộ dân chăn nuôi gà trong CLB không chỉ thiệt hại về gà, chuồng trại mà còn về nhà cửa.
Trước mắt, chính quyền địa phương chỉ mới thống kê thiệt hại, tập trung hỗ trợ các hộ khắc phục nhà cửa để có chỗ an cư. Đồng thời, phối hợp với các hộ dân để có hướng tiêu hủy số gà thiệt hại một cách hợp lý, đảm bảo môi trường.
Ông Dương nhấn mạnh: “Vấn đề khắc phục chuồng trại, phục hồi ngành chăn nuôi gà của người dân chịu ảnh hưởng bởi bão số 9 đang gặp rất nhiều khó khăn. Địa phương cũng đề nghị các cấp cần có hướng bố trí một phần kinh phí hỗ trợ để họ tái đàn, tiếp tục chăn nuôi, kịp cung ứng cho thị trường Tết”.
Bài, ảnh: Gia Nghi
Nguồn: Báo Quảng Ngãi
- tan hoang trại gà sau bão li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất