[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra sản phẩm không ổn định đã làm cho nhiều hộ chăn nuôi gặp khó khăn, nhưng ở thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi từ nghề chăn nuôi bò siêu thịt 3B, ông Nguyễn Xuân Quyền vẫn đem lại thu nhập cao, thu lãi trên 150 triệu đồng/năm.
Mô hình chăn nuôi bò siêu thịt của vợ chồng ông Quyền
Là người sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, từ trẻ ông Nguyễn Xuân Quyền đã say mê lao động sản xuất; ông kết hợp với người bạn đời lý tưởng là bà Hồ Thị Thủy, người cũng gắn bó với nghề nông từ thuở nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều năm lao động sản xuất với đủ các loại cây, con nhưng hiệu quả kinh tế không cao, vợ chồng ông ngày đêm trăn trở, quyết chí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Từ đôi bàn tay chăm chỉ, cần cù cộng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, ham tìm tòi, học hỏi, vợ chồng ông đã quyết chọn cho gia đình một hướng đi riêng, công việc ít vất vả mà thu nhập cao, đó là chăn nuôi bò siêu thịt 3B.
Nghe tiếng ông Quyền nuôi bò giỏi, chúng tôi theo chân anh Trần Văn Nhành – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Hà đến thăm trại nuôi bò siêu thịt 3B của ông vào một buổi sáng đầu đông. Trước mắt chúng tôi là một dãy chuồng dài, với tổng diện tích 300 mét vuông, được xây dựng cao ráo, thoáng đãng, gia trại nuôi khép kín, rất công nghiệp. Địa điểm chăn nuôi được vợ chồng ông xây dựng ở khu vực Vườn Hiệt, thuộc thôn Thọ Lộc Đông, xã Tịnh Hà, thiết kế thành 3 chuồng riêng biệt nối dài, mỗi chuồng gồm 7 con bò siêu thịt 3B, có trọng lượng từ 3-4 tạ. Ông tâm sự: “Ban đầu vợ chồng tôi cũng rất e ngại vì giống bò 3B có hình dáng, màu sắc lạ, nhưng một thời gian nuôi thử vài con, tôi thấy lợi nhuận cao hơn so với giống bò truyền thống, nên vợ chồng tôi mạnh dạn bỏ vốn trên 170 triệu đồng để xây dựng khu chuồng trại này và nuôi vỗ béo, với quy mô tập trung từ 20-24 con mỗi năm”.
Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết: “Giống bò có màu đen tuyền này cơ thể cao to, ngoại hình đẹp, cơ bắp phát triển siêu trội, nặng hơn nhiều so với giống bò cũ mà gia đình tôi đã nuôi trước kia và đem lại thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trước. Đây là giống bò có tỷ lệ xẻ thịt cao, thịt thơm ngon nên đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường”. Niềm vui này quả đúng với lựa chọn của vợ chồng ông, đó là tìm được một nghề thu nhập cao mà đỡ vất vả. Nhận thấy giống bò 3B có nhiều ưu điểm nổi trội như: phàm ăn, chóng lớn, bán được giá cao nên ông quyết định tăng đàn, cho dù thời gian qua có ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bà Thủy bên đàn bò của gia đình
Nhờ được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư của Hội nông dân xã Tịnh Hà, ông Quyền ngày càng trở thành lão nông chuyên nghiệp trong nghề chăn nuôi bò thịt ở địa phương. Bò giống được ông tìm mua trong và ngoài địa phương, sau khi mua về ông thực hiện các biện pháp thú y, tẩy giun sán, tiêm phòng vắc xin. Để nuôi bò đạt chất lượng, vợ chồng ông tận dụng các phụ phẩm xung quanh để chăn nuôi như: trồng cỏ, trồng mì làm nguồn thức ăn cho bò nên giảm được chi phí đầu tư. Ngoài việc tận dụng phân bò để đổi lấy rơm rạ cho bò, hàng ngày ông còn cho bò ăn cỏ khô, cỏ tươi, thức ăn lên men từ củ mì và ít cám để kích thích phát triển. Khu chuồng trại được ông xây dựng thoáng đãng, rộng rãi đủ diện tích để bò đi lại, tắm nắng, dễ tiêu hóa thức ăn.
Ông Quyền cho biết, nuôi bò thịt nhốt chuồng rất nhẹ nhàng, hàng ngày ngoài việc vệ sinh chuồng trại, cho ăn ngày 2 bữa, không phải vất vả chăn dắt. Ông Quyền còn phấn khởi cho biết, bò giống khi mới mua về thì một con chừng 5-6 tháng tuổi, trọng lượng từ 80 đến hơn 100 kg, có giá 20 triệu đồng/con, sau 12 tháng nuôi lên khoảng 400 kg, giá xuất chuồng trên 37 triệu đồng/con. Mặc dù do dịch bệnh Covid-19, giá bò giảm hơn so với trước đây, nhưng trung bình mỗi con bò khi mua vào khoảng 20 triệu đồng/con, qua 1 năm chăm sóc, ông cũng bán được tầm 37 – 38 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông lãi trên 7 triệu đồng/con. Trung bình mỗi năm ông bán ít nhất 20 – 22 con bò, thu lãi trên 150 triệu đồng.
Từ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò siêu thịt 3B của vợ chồng ông Quyền, đã tạo đòn bẩy cho nhiều hộ chăn nuôi ở địa phương mạnh dạn đầu tư cải tạo đàn bò theo hướng thịt, tăng thu nhập cho nông hộ. Ông Nguyễn Xuân Quyền nhiều năm liền được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Sơn Tịnh.
Thu Phượng – Kim Cúc
- nuôi bò siêu thịt li>
- nuôi bò siêu thịt 3B li>
- thu nhập từ nuôi bò siêu thịt 3B li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất