Nhận thấy lợi thế vùng gò đồi ở quê rộng lớn có khả năng phát triển chăn nuôi tập trung, ông Trịnh Đình Lộc (50 tuổi), ở thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã đầu tư mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lộc còn tích cực chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi gà, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người khác.
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- An toàn sinh học là nền tảng phát triển chuỗi sản phẩm OCOP chăn nuôi
- Phú Yên: Nuôi vịt biển an toàn sinh học: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Ông Trịnh Đình Lộc luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học – Ảnh: N.B
Chăn nuôi gà công nghệ sinh học không phải là một mô hình mới ở Quảng Trị. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều trang trại chăn nuôi gà ứng dụng kỹ thuật này, tuy nhiên không phải ai đầu tư cũng thành công.
Có không ít người đã thua lỗ và phải từ bỏ việc kinh doanh giữa chừng vì gà bị chết do dịch bệnh, chậm lớn, không có thị trường đầu ra ổn định… Dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách khi theo đuổi mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học nên ông Lộc đã ngược xuôi đến nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, các biện pháp phòng dịch, chữa trị bệnh cho gà.
Khi đã trang bị đầy đủ kiến thức, ông Lộc càng tự tin với kế hoạch mà mình ấp ủ. Đầu năm 2020, ông đầu tư gần 2 tỉ đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học tại vùng đồi Cồn Trên. Lứa đầu tiên, ông thả nuôi 12.000 con gà giống và tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi nên có lãi. Trên đà thành công, ông tiếp tục nuôi từ 3 – 4 lứa/năm với gần 50.000 con; thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Theo ông Lộc, để mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học đem lại hiệu quả cao, có sự ổn định dài lâu, người chăn nuôi phải tuân thủ tốt các quy định nghiêm ngặt từ cách chọn con giống cũng như cách chăm sóc gà theo từng giai đoạn sinh trưởng. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng, sạch sẽ, kiểm soát tốt nhiệt độ trong chuồng, tránh bị quá nóng hoặc quá lạnh dễ khiến đàn gà bị bệnh, sinh trưởng kém. Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải thường xuyên xử lý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa phát sinh dịch bệnh.
“Thực tế mô hình này không mang lại thu nhập đột phá nhưng có tính ổn định cao, vì thế mang lại sự phát triển kinh tế bền vững cho gia đình tôi. So với làm nông thuần túy thì đây là một mô hình hiệu quả cao hơn rất nhiều lần”, ông Lộc bộc bạch.
Nhận thấy mô hình chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học của gia đình ông Lộc có hiệu quả cao, ổn định và hạn chế được ô nhiễm môi trường nên nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Triệu Phong và các vùng lân cận đã đến tham quan, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Mỗi khi có người đến tham quan, tìm hiểu, ông đều vui vẻ tiếp đón, hướng dẫn, truyền đạt lại kinh nghiệm và tiếp thêm động lực để họ tự tin khởi nghiệp. Có không ít người được ông Lộc chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gà giờ đã xây dựng được cho riêng mình một gia trại, trang trại có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu bền vững.
Đầu năm 2021, ông Lộc cải tạo thêm đất trống trong khuôn viên trang trại để trồng 500 cây ăn quả như xoài, bưởi da xanh, mít Thái, cam, quýt. “Trước đây, gia đình tôi sử dụng hơn 3.000 m2 đất đồi này để phát triển nông nghiệp, chủ yếu trồng cây hoa màu và sắn nên hiệu quả không cao. Từ khi trồng thử nghiệm cây ăn quả đến nay, tôi thấy cây phát triển nhanh, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây.
Trong thời gian tới, bên cạnh chú trọng đến phát triển mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học, tôi sẽ trồng thêm một số loại cây ăn quả có múi vừa tận dụng tối đa diện tích đất trống quanh khuôn viên trang trại, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình”, ông Lộc chia sẻ.
Sau 2 năm kiên trì, chịu khó học tập trau dồi kiến thức chăn nuôi, ông Lộc đã xây dựng cho mình một trang trại chăn nuôi gà bằng công nghệ sinh học quy mô, đem lại hiệu quả cao, ổn định. Đồng thời kết hợp với trồng cây ăn quả trên vùng gò đồi hứa hẹn sẽ cho thu nhập khá trong những năm tới.
Hiện nay, trang trại của gia đình ông đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động địa phương với mức tiền công trên 5 triệu đồng/tháng. Những lao động này được ông Lộc chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt chi tiết từ lý thuyết đến thực hành các khâu chăn nuôi, chăm sóc gà nên rất thành thạo công việc. Trong tương lai những người này có thể tự mình khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng công nghệ sinh học.
Vân Trang
Nguồn: Báo Quảng Trị
- ứng dụng công nghệ sinh học li>
- công nghệ sinh học li> ul>
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất