Tiếp tục kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 19/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Chăn nuôi với đa số phiếu tán thành.
Toàn cảnh phiên họp
Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Chăn nuôi. Báo cáo nêu rõ: Ngày 07/11/2018, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Chăn nuôi. Ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về cơ bản đều tán thánh với Báo cáo số 342/UBTVQH14 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và Dự thảo Luật Chăn nuôi mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội và có thêm một số ý kiến góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật. Sau phiên thảo luận tại Hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý Dự thảo Luật.
Theo đó, Về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi, một số đại biểu Quốc hội cho rằng các quy định về chính sách còn nặng về định tính nên khó áp dụng trong thực tiễn; đề nghị bổ sung chính sách về dự trữ quốc gia đối với sản phẩm chăn nuôi như thịt lợn, thịt gà một cách linh hoạt nhằm ổn định thị trường sản phẩm chăn nuôi; ý kiến khác cho rằng cần cân nhắc quy định các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước phải dựa trên cân đối nguồn lực để có tính khả thi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khẳng định: Quy định về chính sách là quy định có tính nguyên tắc, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ mà Chính phủ và các địa phương ban hành các biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện trong thực tế. UBTVQH xin tiếp thu ý kiến về dự trữ sản phẩm chăn nuôi và đã bổ sung tại điểm a, khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật, đồng thời, để chính sách này có hiệu lực, giao Chính phủ căn cứ vào yêu cầu và khả năng thực tế trình UBTVQH xem xét, bổ sung vào danh mục hàng dự trữ quốc gia.
Đối với ý kiến đề nghị bổ sung thêm chính sách về quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, về hỗ trợ việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở thí nghiệm, thực nghiệm giống vật nuôi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải có chính sách về quy hoạch phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, Dự thảo Luật đã có quy định về chiến lược phát triển chăn nuôi (Điều 5), về quy mô và mật độ chăn nuôi (Điều 52 và Điều 53), đồng thời nội dung về chiến lược chăn nuôi đã được tích hợp trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Các chính sách đối với cơ sở thí nghiệm đã được quy định tại điểm a và c, khoản 2 Điều 4. Do đó, xin Quốc hội không bổ sung quy định này vào Dự thảo Luật.
Đối với quy định về thức ăn chăn nuôi (Chương III), có đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về quy hoạch các nhà máy thức ăn chăn nuôi để khắc phục tình trạng phân bố không đồng đều, thiếu tính định hướng. Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được tự do sản xuất, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trong đó có thức ăn chăn nuôi. Mặt khác, việc đầu tư, xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào chiến lược phát triển chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi của từng địa phương và nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý, định hướng và cung cấp thông tin cho thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Luật đã quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thức ăn chăn nuôi tại Điều 11, chiến lược phát triển chăn nuôi (Điều 5). Do đó, xin không bổ sung quy định về quy hoạch các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong Dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Chăn nuôi
Giải trình về đề nghị bỏ quy định: “cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại phải định kỳ báo cáo vào ngày 25 hằng tháng” vì cho rằng gây phiền hà cho doanh nghiệp, UBTVQH giải trình: Hiện nay, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vẫn đang thực hiện báo cáo tình hình sản xuất bằng hình thức điện tử, đơn giản. Chính nhờ đó, thời gian vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chỉ đạo kịp thời nhằm điều tiết hiệu quả hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên, để linh hoạt trong báo cáo, Dự thảo Luật quy định định kỳ hoặc đột xuất báo cáo thay cho việc quy định “cứng” là vào ngày 25 hằng tháng.
Về giống và sản phẩm giống vật nuôi (Chương II), một số vị ĐBQH đề nghị nghiên cứu và quy định cụ thể việc quản lý đối với từng loại Danh mục giống vật nuôi, nhất là đối với vật nuôi quý, hiếm cần bảo tồn; bổ sung quy định định kỳ cập nhật danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật có liên quan, báo cáo giải trình nêu rõ: Dự thảo Luật đã quy định Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để giữ gìn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam; quy định cụ thể về việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và trình tự, thủ tục trao đổi (Điều 15 và Điều 16) để khuyến khích việc xuất khẩu, chuyển giao giống vật nuôi từ Việt Nam ra nước ngoài phù hợp với Luật Chuyển giao công nghệ. Vì thế, đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về bổ sung quy định giao Chính phủ cập nhật 02 danh mục này tại Điều 19.
Đối với quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi (Mục 1, Chương IV), có ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay, có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, Dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp.
Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi (Điều 59 và Điều 61).
Cùng với các vấn đề chính đã được tiếp thu, giải trình, UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật, Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan đã nghiên cứu, tiếp thu tất cả các ý kiến, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp và văn phong của Dự thảo Luật. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật còn được nghiên cứu rất kỹ và tiếp thu ý kiến của các cơ quan đại diện và Đại sứ của một số nước đã có ý kiến với UBTVQH để phù hợp với các văn kiện của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà Quốc hội vừa thông qua vào ngày 12/11/2018 vừa qua.
Các đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua Luật Chăn nuôi
Sau khi nghe báo cáo tiếp thu, giải trình Dự thảo Luật chăn nuôi, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật chăn nuôi, với 93,61% đại biểu tán thành. Theo đó, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, gồm 08 chương, 83 điều. Phạm vi điều chỉnh của Luật chăn nuôi quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi. Nội dung Luật chăn nuôi quy định cụ thể về công tác quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi; Thức ăn chăn nuôi; Điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi;Chăn nuôi động vật khác; Đối xử nhân đạo với vật nuôi; Quản lý nhà nước về chăn nuôi./.
Lan Hương – Nhóm ảnh
Nguồn: quochoi.vn
- luật chăn nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất