[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 về Quy định mật độ chăn nuôi nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Chăn nuôi lợn trang trại trên địa bàn Hà Nội
Ngành Nông nghiệp thủ đô có vị trí quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố Hà Nội, đặc biệt trong những năm qua tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp trên người (Covid 19) và động vật như (dịch tả lợn Châu phi, Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng…) tuy nhiên lượng lương thực, thực phẩm vẫn cung ứng kịp thời cho trên 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Với vị thế là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội vừa phải chỉ đạo quyết liệt phát triển đô thị, vừa phải chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp về phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi nói riêng, nhất là chăn nuôi trang trại, phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn xa khu dân cư, chăn nuôi theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi hướng ra xuất khẩu, từng bước đã đạt được những kết quả rõ rệt cả về hiệu quả sản xuất, quy mô và chất lượng sản phẩm chăn nuôi luôn đứng đầu cả nước;
Với mục đích Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố nhằm định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái của Thủ đô và phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi chung của vùng Đồng bằng Sông Hồng. Qua đó giúp người chăn nuôi xác định các địa bàn khuyến khích phát triển chăn nuôi, lựa chọn quy mô chăn nuôi, yên tâm đầu tư lâu dài, đầu tư chăn nuôi trang trại tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cải thiện môi trường, bảo đảm an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi bền vững, theo chuỗi giá trị.
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045; Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Từ đó xác định mật độ chăn nuôi trên địa bàn Thành phố bằng tổng số lượng đàn vật nuôi được quy đổi sang đơn vị vật nuôi (ĐVN) chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp của Thành phố (Theo Phụ lục V, VI Nghị định số 13/2020/NÐ-CP ngày 21/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
Do vậy, thành phố Hà Nội xác định đến năm 2030 mật độ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội là không vượt quá 1,8 ĐVN/ha, cụ thể mật độ chăn nuôi được tính toán đối với từng huyện, thị xã như sau:
STT |
Huyện, thị xã |
Diện tích đất nông nghiệp năm 2023 (ha) |
Mật độ chăn nuôi năm 2023 (ĐVN/ha) |
Mật độ chăn nuôi năm 2030 (ĐVN/ha) |
1 |
Huyện Ba Vì |
30.003,71 |
4,31 |
3,4 |
2 |
Huyện Sóc Sơn |
183.61,24 |
3,28 |
3,2 |
3 |
Huyện Chương Mỹ |
16.030,89 |
5,62 |
3,02 |
4 |
Huyện Quốc Oai |
9.403,75 |
3,08 |
2,9 |
5 |
Huyện Ứng Hòa |
13,204,24 |
2,83 |
2,9 |
6 |
Huyện Mỹ Đức |
15.418,66 |
1,9 |
2,6 |
7 |
Huyện Phúc Thọ |
6.668,39 |
5,85 |
2,5 |
8 |
Huyện Thanh Oai |
8.001,93 |
2,5 |
2,2 |
9 |
Huyện Phú Xuyên |
10.092,08 |
2,16 |
2,1 |
10 |
Huyện Thạch Thất |
7.409,45 |
1,9 |
2,1 |
11 |
Huyện Mê Linh |
7.881,07 |
2,58 |
2,0 |
12 |
Huyện Thường tín |
5.141,83 |
5,27 |
2,0 |
13 |
Thị xã Sơn Tây |
11.449,12 |
1,67 |
1,5 |
14 |
Huyện Đan Phượng |
3.352,57 |
7,06 |
0 |
15 |
Huyện Đông Anh |
3.723,72 |
3,3 |
0 |
16 |
Huyện Gia Lâm |
8.355,28 |
4,15 |
0 |
17 |
Huyện Hoài Đức |
4.956,38 |
2,96 |
0 |
18 |
Huyện Thanh Trì |
2.700,28 |
1,45 |
0 |
Toàn thành phố |
182.154,59 |
3,44 |
1,8 |
Quyết định cũng quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện quy định này ở các địa phương; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung mật độ chăn nuôi vùng trong trường hợp cần thiết; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung mật độ chăn nuôi của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh trong trường hợp cần thiết.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các quy định về đất đai và môi trường đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động chăn nuôi. Định kỳ phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác bảo vệ môi trường của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn Thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy định này trên địa bàn; căn cứ quy định mật độ chăn nuôi của địa phương để xác định quy mô chăn nuôi, đồng thời triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch và chính sách phát triển chăn nuôi tại địa phương cho phù hợp. Định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác triển khai thực hiện Quy định này.
Ngoài ra, các đơn vị Sở, ban ngành và tổ chức, cá nhân khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện các nội dung liên quan đến quyết định này.
Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 về Quy định mật độ chăn nuôi nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2023./.
Nguyễn Thị Minh Thắng
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
- Hà Nội li>
- Mật độ chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất