1. Quy định của quốc tế
a) Yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Trong thương mại quốc tế, các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ theo quy định của Hiệp định SPS về các biện pháp kiểm dịch động vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (biện pháp SPS). Hiệp định SPS khuyến khích các quốc gia thiết lập và áp dụng các biện pháp SPS phù hợp với các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế được WTO công nhận như Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) đối với động vật, sản phẩm động vật và Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) đối với an toàn thực phẩm. Các biện pháp SPS được áp dụng nhằm:
(i) Bảo vệ sức khỏe con người, động vật trong nước khỏi các rủi ro phát sinh từ việc xâm nhập, hình thành hay lan truyền của dịch bệnh và sâu hại, các động vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh;
(ii) Bảo vệ sức khỏe, cuộc sống con người và động vật trong nước khỏi các rủi ro từ các phụ gia, ô nhiễm, độc tố hay các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi;
(iii) Bảo vệ sức khỏe, cuộc sống con người đối với các dịch bệnh lây truyền từ động vật, các sản phẩm của chúng hay từ việc xâm nhập, hình thành và lây lan của các dịch bệnh này; (iv) Ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại khác do việc xâm nhập, hình thành và lây lan các dịch bệnh động, thực vật.
iv) Yêu cầu chung của WOAH Trong thương mại động vật và sản phẩm động vật, thủy sản và sản phẩm thủy sản các quốc gia thành viên của WOAH sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của WOAH để làm cơ sở xây dựng các quy định về kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y (hàng rào kỹ thuật) đối với động vật, sản phẩm động vật, thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập khẩu.
Cụ thể như sau:
– Động vật phải có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các bệnh có liên quan.
– Sản phẩm động vật phải có nguồn gốc từ động vật được nuôi giữ tại quốc gia, vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; được giết mổ, sơ chế, chế biến tại những cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp phép và được cơ quan thú y kiểm soát theo các quy định và được chứng nhận không có bất cứ dấu hiệu nào của dịch bệnh.
b, Yêu cầu chung của OIE/WOAH
- Các quốc gia thành viên của OIE sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của OIE để làm cơ sở xây dựng các quy định về kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y (hàng rào kỹ thuật), cụ thể như sau:
✓ Động vật phải có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng, cơ sở ATDB đối với các bệnh có liên quan.
✓ Sản phẩm động vật phải có nguồn gốc từ động vật được nuôi giữ tại quốc gia, vùng, cơ sở chăn nuôi ATDB; được giết mổ, sơ chế, chế biến tại những cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp phép và được cơ quan thú y kiểm soát theo các quy định và được chứng nhận không có bất cứ dấu hiệu nào của dịch bệnh.
2. Yêu cầu của các nước đối với kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn
a) Yêu cầu của một số nước trong khu vực và châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Singapore, …)
– Dựa trên quy định của WOAH.
– Nước xuất khẩu phải có Chương trình quốc gia giám sát các bệnh truyền nhiễm, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) liên quan đến sản phẩm xuất khẩu.
– Sản phẩm động vật trước khi nhập khẩu cần phải được đánh giá rủi ro nhập khẩu. Yếu tố đầu tiên để các nước thực hiện đánh giá rủi ro nhập khẩu là căn cứ vào tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm của nước xuất khẩu, sự thiết lập được các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được WOAH công nhận.
– Sau khi đánh giá sơ bộ thông tin về tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, nếu nước nhập khẩu nhận thấy mức rủi ro có thể chấp nhận được thì họ sẽ cung cấp cho nước xuất khẩu các yêu cầu nhập khẩu cùng các bảng câu hỏi để nước xuất khẩu cung cấp thông tin.
– Sau khi đánh giá các thông tin do nước xuất khẩu cung cấp đạt yêu cầu, nước nhập khẩu sẽ cử đoàn thanh tra tới nước xuất khẩu để kiểm tra thực tế hệ thống thú y, quy trình kiểm dịch xuất nhập khẩu, điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm…
– Kết quả đánh giá rủi ro nhập khẩu, thẩm định hồ sơ và báo cáo kiểm tra thực tế sẽ được Cơ quan Thú y tổng hợp, đánh giá quyết định việc có cho phép nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đó hay không.
– Nếu được phép, hai nước sẽ trao đổi, thống nhất các điều kiện, nội dung và mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu. – Mỗi lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu đã thống nhất.
b) Yêu cầu của EU
– Nước xuất khẩu phải có cơ quan thú y có thẩm quyền chịu trách nhiệm về toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm. Cơ quan này phải có quyền hạn và năng lực để thực hiện kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả của công tác thực hiện kiểm dịch và chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
– Nước xuất khẩu phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh trên toàn lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ; cơ quan thú y có thẩm quyền phải là thành viên của WOAH và phải đáp ứng được tiêu chuẩn và nghĩa vụ báo cáo dịch bệnh định kỳ, đột xuất theo quy định của WOAH.
– Nước xuất khẩu phải là quốc gia an toàn dịch bệnh, hoặc có các vùng an toàn dịch bệnh được WOAH công nhận.
– Nước xuất khẩu phải có hệ thống cơ quan thú y để tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xác minh sự tuân thủ các yêu cầu của EU về các chỉ tiêu vi sinh vật, chất tồn dư độc hại (kháng sinh, hoóc môn, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác).
– Nước xuất khẩu phải có chương trình giám sát phù hợp và hàng năm cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu phải báo cáo cho Ủy ban châu Âu về kết quả giám sát dịch bệnh, các chất tồn dư độc hại và kế hoạch giám sát của năm tiếp theo.
– Nước xuất khẩu phải đạt yêu cầu của EU trong các chuyến thanh tra, kiểm tra thực tế đột xuất và định kỳ của chuyên gia EU.
– Lô hàng xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp và chứng nhận phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y.
c) Yêu cầu của Hoa Kỳ
– Dựa trên quy định của WOAH.
– Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ tổ chức đánh giá hệ thống quản lý sản phẩm động vật của nước xuất khẩu thông qua đánh giá tài liệu, thanh tra thực tế, kiểm tra sản phẩm khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hệ thống quản lý sản phẩm động vật của nước xuất khẩu phải đạt các yêu cầu tương đương với hệ thống kiểm soát dịch bệnh và các yêu cầu về vệ sinh thú y của Hoa Kỳ.
– Áp dụng đánh giá ban đầu và định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát dịch bệnh, các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật của nước xuất khẩu.
d) Yêu cầu của Trung Quốc
– Quốc gia xuất khẩu sản phẩm động vật phải bảo đảm an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của Tổ chức WOAH và của Trung Quốc, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật (như Cúm gia cầm, Nhiệt thán, Lao bò, Lở mồm long móng, …) và phải bảo đảm an toàn với dịch bệnh Covid-19.
– Quốc gia xuất khẩu phải có Chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh động vật, giám sát các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với loại động vật và sản phẩm động vật tương ứng.
– Sản phẩm động vật xuất khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu giám sát theo chuỗi từ nguồn nguyên liệu cho đến sản phẩm thành phẩm cuối cùng.
– Các doanh nghiệp xuất khẩu phải được cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp phép xuất khẩu.
– Lô hàng xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp và chứng nhận phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y, đồng thời phải gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
3. Yêu cầu của Việt Nam đối với kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
– Căn cứ theo quy định của WOAH và pháp luật về thú y của Việt Nam
– Thực hiện phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu đối với động vật và sản phẩm động vật trong Danh mục Động vật vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ. Các thông tin nước xuất cần cung cấp để Cơ quan Thú y Việt Nam thực hiện phân tích nguy cơ bao gồm:
+ Hệ thống cơ quan quản lý về thú y của nước xuất khẩu (sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự…).
+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, quản lý động vật; quản lý, sử dụng thuốc thú y; quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi; quản lý trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Danh mục các bệnh liên quan đến loài động vật đăng ký xuất khẩu phải thông báo dịch tại nước xuất khẩu. Thông tin về các quy định liên quan đến thông báo dịch và điều tra dịch bệnh đối với các trường hợp nghi mắc bệnh ở loài động vật đăng ký xuất khẩu.
+ Hệ thống, năng lực các phòng thí nghiệm về xét nghiệm bệnh động vật.
+ Hệ thống, năng lực các phòng thí nghiệm về kiểm tra, xét nghiệm chất tồn dư độc hại, vi sinh vật gây ô nhiễm đối với sản phẩm của loài động vật đăng ký xuất khẩu.
+ Tình hình dịch bệnh của loài động vật đăng ký xuất khẩu tại nước xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây.
+ Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát đối với các bệnh động vật của loài động vật đăng ký xuất khẩu theo danh mục WOAH trong 03 năm trở lại đây và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo.
+ Báo cáo kết quả chương trình kiểm tra, giám sát chất tồn dư độc hại (thuốc thú y, kim loại nặng, hóc môn, thuốc bảo vệ thực vật), vi sinh vật gây ô nhiễm đối với sản phẩm của loài động vật đăng ký xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo.
+ Các tiêu chuẩn/quy chuẩn về vệ sinh thú y đối với loại sản phẩm loài động vật đăng ký xuất khẩu của nước xuất khẩu.
+ Các quy định về giết mổ động vật và quản lý giết mổ động vật tại nước xuất khẩu.
+ Chi tiết về hệ thống sử dụng để đánh dấu và quá trình áp dụng để truy xuất nguồn gốc đối với động vật tại nước xuất khẩu
. + Quy trình, thủ tục và biện pháp kiểm dịch mà nước xuất khẩu áp dụng đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu từ các nước khác.
+ Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đối với sản phẩm của loài động vật đăng ký xuất khẩu.
+ Số liệu xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật trong 5 năm trở lại đây. – Nếu kết quả phân tích nguy cơ nhập khẩu cho thấy nước xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh và các yêu cầu về vệ sinh thú y của Việt Nam thì Cục Thú y sẽ tổ chức đoàn thanh tra kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu. Nếu kết quả kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, hai nước sẽ trao đổi thống nhất điều kiện nhập khẩu, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu vào Việt Nam.
– Sau khi thống nhất điều kiện nhập khẩu và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu vào Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật xuất khẩu thực hiện đăng ký cơ sở xuất khẩu. Các cơ sở này phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra điều kiện về vệ sinh thú y và gửi hồ sơ cho Cơ quan Thú y Việt Nam để tổ chức thẩm định điều kiện về vệ sinh thú y. Nếu các cơ sở đạt yêu cầu thì mới được đưa vào danh sách được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
– Lô hàng xuất khẩu vào Việt Nam phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp và chứng nhận phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y./
CỤC THÚ Y tổng hợp
- nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất