Quy trình chọn giống và chăn nuôi gà Mía sinh sản - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Quy trình chọn giống và chăn nuôi gà Mía sinh sản

    I. PHẠM VI ÁP DỤNG

     

    Quy trình này được áp dụng cho các cơ sở trang trại và gia trại

     

    II. QUY TRÌNH CHỌN GIỐNG CÁC GIAI ĐOẠN

     

    2.1. Chọn giống giai đoạn gà con 01 ngày tuổi

     

    2.1.1. Cân xác định khối lượng trung bình

     

    – Cân mẫu 50 con và cân riêng từng con, sau đó tính khối lượng trung bình của 1 con

     

    – Chọn lấy gà con có khối lượng cho phép sai lệch trên dưới không quá 15% so với khối lượng trung bình để đưa vào nuôi.

     

    2.1.2. Ngoại hình tiêu chuẩn gà con 01 ngày tuổi cần chọn

     

    – Gà con có màu lông toàn thân màu trắng đục, lông trên thân bông xốp

     

    – Mỏ và da chân màu hồng, mỏ thẳng, chân mập và da chân bóng

     

    – Mắt sáng mở to, đi lại nhanh nhẹn, rốn kín

     

    2.1.3. Tỷ lệ chọn giống: Có thể áp dụng đến 90% nếu gà con đạt tiêu chuẩn khối lượng và ngoại hình

     

    2.1.4. Đánh số: Gà con sau khi chọn giống sau sẽ được đánh số theo thú tự lần lượt, số bằng thẻ nhôm được quấn lỏng vào ống chân

     

    2.2. Chọn giống giai đoạn 8 tuần tuổi (chọn gà vào nuôi hậu bị)

     

    2.2.1. Cân xác định khối lượng trung bình

     

    – Cân gà mái và gà trống riêng

     

    – Cân mẫu 50 con và cân riêng từng con, sau đó tính khối lượng trung bình của 1 con

     

    – Chọn lấy gà mái có khối lượng cho phép sai lệch trên dưới không quá 10% so với khối lượng trung bình, gà trống có khối lượng đạt tiêu chuẩn trung bình hoặc sai lệch không quá 3% so với khối lượng trung bình

     

    2.2.2. Ngoại hình tiêu chuẩn gà cần chọn

     

    – Chọn giống gà mái: Gà chưa phủ kín lông toàn thân, mới chỉ có lông cánh, lông đầu, lông cổ. Chọn lấy con có lông cánh màu nâu xám lá chuối khô ép sát thân, chân cao vừa phải da chân bóng có màu vàng nhạt, mỏ ngắn, mắt sáng,

     

    – Chọn giống gà trống: Gà chưa phủ kín lông toàn thân, mới chỉ có lông cánh, lông đầu, lông cổ. Chọn lấy con có lông cánh màu đỏ thẫm mận chín ép sát thân, chân cao vừa phải da chân bóng có màu vàng nhạt, mỏ ngắn, mắt sáng, đã nhú mào rõ

     

    2.2.3. Tỷ lệ chọn: Căn cứ vào khoảng chọn lọc khối lượng đã xác định, chọn theo nguyên tắc từ trên xuống dưới cho đến khi nào đủ số lượng gà mái và gà trống theo yêu cầu. Tuy nhiên giai đoạn này cần chọn với áp lực cao. Cụ thể gà mái chọn lấy số lượng có tỷ lệ không vượt quá 70%, gà trống chọn với tỷ lệ không vượt quá 15% so với tổng dàn

     

    2.2.4. Gắn số: Gà sau khi được chọn giống xong sẽ chuyển vị trí đeo số từ số chân về đeo vào số cánh và được phân nuôi vào các chuồng riêng

     

    2.3. Chọn giống giai đoạn 20 tuần tuổi (chọn gà vào sinh sản)

     

    2.3.1. Cân xác định khối lượng trung bình

     

    – Cân gà mái và gà trống riêng

     

    – Cân mẫu 50 con và cân riêng từng con, sau đó tính khối lượng trung bình của 1 con

     

    – Chọn lấy gà mái có khối lượng cho phép sai lệch trên dưới không quá 15% so với khối lượng trung bình, gà trống có khối lượng đạt tiêu chuẩn trung bình hoặc sai lệch không quá 10% so với khối lượng trung bình

     

    2.3.2. Ngoại hình tiêu chuẩn gà cần chọn

     

    – Chọn giống gà mái: Gà đã phủ kín lông toàn thân. Chọn lấy con có lông toàn thân màu nâu xám lá chuối khô ép sát thân và mượt bóng, chân cao vừa phải da chân bóng có màu vàng nhạt, mỏ ngắn, mắt sáng, đầu rộng và sâu vừa phải, mào nhô cao màu đỏ tươi. Khoảng cách giữa 2 mỏm xương khum rộng lọt 2 ngón tay và khoảng cách từ điểm cuối xương lưỡi hái đến mỏm xương khum rộng lọt 3 ngón tay. Da bụng mềm, lỗ huyệt hồng

     

    – Chọn giống gà trống: Gà phủ kín lông toàn thân. Chọn lấy con có lông trên thân màu đỏ thẫm mận chín bóng mượt, lông cổ đỏ đậm, lông cánh xanh biếc ép sát thân, lông đuôi dài, đùi to, ngục nở, chân thẳng cao vừa phải, ngón chân thẳng,  da chân bóng có màu vàng nhạt, đầu to, mỏ ngắn, mắt sáng, mào đỏ tươi thẳng đứng, tích tai to màu đỏ,

     

    2.3.3. Tỷ lệ chọn: Chọn theo phương pháp bình ổn về khối lượng cơ thể với áp lực chọn lọc thấp, tỷ lệ chọn giống cao. Gà mái có thể chọn tỷ lệ từ 80-90%, gà trống chọn lấy tỷ lệ từ 70 – 80% theo yêu cầu số lượng

     

    2.4. Chọn giống giai đoạn 38 tuần tuổi (chọn gà bố mẹ để thu trứng ấp thay thế đàn)

     

    2.4.1. Thời điểm bắt đầu chọn giống: Chọn giống bắt đầu khi gà đạt 36 tuần tuổi

     

    2.4.2. Chọn gà mái:

     

    – Chọn những gà máí đạt tiêu chuẩn sau: Mắt sáng, nhanh nhẹn. Mào tươi, da bụng mềm, lỗ huyệt ướt mấp máy

     

    – Loại bỏ khỏi đàn những gà có đặc điểm ngoại hình sau: Lông xơ, mào rụt, ấp bóng, da bụng cứng, thân mình gầy, lỗ huyệt khô và những con có biểu hiện thay lông

     

    2.4.3. Chọn gà trống: Chọn lấy nhưng con dáng hùng dũng, lông mượt bóng, mào đứng to tươi đỏ, mắt sáng, tiếng gáy to vang, lông đuôi dài, đạp mái tốt

     

    2.4.4. Ghép trống mái phối giống: Tỷ lệ ghép trống mái là 1/8 và cần để dành 5% gà trống dự trữ

     

    III. KHỬ TRÙNG CHUỒNG VÀ DỤNG CỤ TRƯỚC KHI NUÔI GÀ

     

    3.1. Sau mỗi đợt nuôi cần dọn dẹp, vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, sau khi làm sạch cẩn thận mới đưa gà vào nuôi lứa mới

     

    3.2. Tám bước làm mới lại chuồng sau mỗi đợt nuôi gà

     

    1. Dọn chất thải, độn lót chuồng đưa ra ngoài xa để ủ nhiệt sinh học

     

    2. Tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi đem ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch

     

    3. Quét mạng nhện trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng

     

    4. Rửa sạch nền chuồng vách ngăn, bạt che không được để cặn phân dính trên tường và trên nền

     

    5. Sửa chữa nền chuồng những chỗ bị hỏng và để khô

     

    6. Quét vôi toàn bộ nền chuồng, tường bao, lối đi hành lang

     

    7.  Phun sát trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ chăn nuôi, bạt che

     

    8.      Đóng kín bạt che chuồng và cửa ra vào, ủ chuồng trong thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày, sau đó mới được nuôi lứa mới

     

    3.3. Trước khi nhận gà vào nuôi 1 ngày cần phun sát trùng tiêu độc lại toàn bộ khu nuôi gà con và các dụng cụ bằng hóa chất sát trùng như Haniodine, hoặc Chloramin, VikonS 1% (100g pha loãng với 10 lit nước để phun), sau đó mở bạt để thoáng chuồng cho bay hết mùi rồi mới đưa gà vào

     

    3.4. Rửa sạch bể chứa nước và sát trùng, sau đó đóng kín nắp và cấp nước dự trữ dùng cho gà uống

     

    3.5. Người nuôi gà phải có quần áo riêng và ủng sạch để thay khi vào chuồng nuôi

     

    IV. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ CON, GÀ DÒ GIAI ĐOẠN 0-8 TUẦN TUỔI

     

    4.1. Chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi

     

    4.1.1 Rèm che: Rèm che bằng vải bạt hoặc bao tải dứa tận dụng may lại phù hợp với diện tích cần dùng

     

    4.1.2. Chất độn chuồng: Dùng bằng trấu sạch và khô

     

    4.1.3. Hố sát trùng được xây vỉa trước cửa ra vào. Có thể là khay sát trùng làm bằng tôn đựng thuốc sát trùng để nhúng ủng trước khi vào chuồng. Chất sát trùng là vôi bột hoặc các hóa chất sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất  Một ngày trước khi nhận gà, chất sát trùng phải cho vào hố sát trùng hoặc khay sát trùng

     

    4.1.4. Quây úm gà: Làm bằng cót ép cắt dọc có chiều cao 50cm, khi quây tròn lại có đường kính 2m có thể úm được 200 gà

     

    4.1.5. Chụp sưởi: Làm bằng tôn đường kính rộng 80-100cm, bên trong lắp 3 bóng điện xen kẽ nhau. Những nơi không có điện hoặc nguồn điện thất thường có thể dùng bếp than nhưng khi sưởi cần thiết kế để đưa khí than ra ngoài

     

    4.1.6. Máng uống:

     

    – Sử dụng máng uống gallon chuyên dụng cho gà con định  mức 50 con cho 1 máng. Máng uống khi đặt xen kẽ với khay ăn(hoặc máng ăn) theo hình rẻ quạt trong quây và cách đều giữa thành quây với chụp sưởi

     

    4.1.7. Máng ăn: Trong 2 tuần đầu dùng khay ăn(khay bằng tôn hoặc bằng nhựa có kích thước 70 × 60cm) hoặc có thể dùng mẹt tre đường kính 60cm. Khay ăn được đặt trong quây xếp so le với máng uống. Các tuần sau dùng máng ăn P30 và P50

     

    4.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con, gà dò từ 0-8 tuần tuổi

     

    4.2.1. Trước khi nhận gà vào quây phải

     

    – Kéo rèm che kín chuồng

     

    – Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh

     

    – Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống  phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót

     

    4.2.2. Khi thả gà vào quây thực hiện tuần tự các công việc sau

     

    – Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết

     

    – Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng

     

    4.2.3. Nhận gà con vào quây

     

    – Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại mới đưa gà vào quây

     

    – Mật độ nuôi từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba là 20con – 18 con/m2 chuồng, từ tuần thứ tư đến tuần thứ sáu là 16con – 14 con/m2 chuồng, từ tuần thứ bảy đến tuần thứ chín là 12con đến 10con/m2 chuồng

     

    4.2.4. Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà con chết, gà loại để tiêu hủy

     

    4.2.5. Cho gà uống nước ngay trước khi cho ăn.

     

    4.2.6. Khung nhiệt sưởi ấm cho gà như sau

     

    Kiểm soát nhiệt độ trong giai đoạn nuôi.

     

    Tuần tuổi

    Dưới đèn úm

    Xung quanh chụp

    Nhiệt độ chuồng

    Tuần 1

    35-33oC

    32-31oC

    30-28oC

    Tuần 2

    32oC

    30-28oC

    28-26oC

    Tuần 3

    28oC

    28-26oC

    26-24oC

    Tuần 4

       

    22-20oC

     Từ tuần 5 trở đi

       

    21-20oC

     

    Trong hai tuần đầu úm gà thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bị sưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt cho gà. Những dấu hiệu sau cần chú ý để điều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi

     

    – Nhiệt độ cao, đàn gà tản ra sát vành quây, kêu và thở

     

    – Nhiệt độ thấp gà tập chung quanh chụp sưởi

     

    – Nhiệt độ thích hợp đàn gà phân bố đều trong quây

     

    4.2.7 Cho ăn

     

    – Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày. Nếu tự chế biến phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ghi trong bảng 2

     

    – Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau

     

    + Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

     

    + Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

     

    + Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

     

    + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

     

    – Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới

     

    – Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50(40 -50con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

     

    – Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần

     

    4.2.8. Cho uống

     

    – Dùng máng uống gallon, hai tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit

     

    – Máng uống được rửa sạch hàng ngày và thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm)

     

    4.2.9. Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4, các tuần còn lại thắp sáng đến 22 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5-10lux tương đương 2-4w/m2 chuồng

     

    4.2.10. Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở đi đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió. Tuy nhiên việc đóng và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà

     

    4.2.11. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thương xuyên

     

    4.2.12. Từ tuần thứ 2 trở đi bắt đầu nới rộng quây úm và đến tuần thứ tư trở đi tháo bỏ hoàn toàn quây úm

     

    4.2.13. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi

     

    4.2.14: Phương thức nuôi: Theo phương thức bán chăn thả

     

    – Từ 01 đến 6 tuần tuổi nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng

     

    – Từ 7 đến 8 tuần tuổi có thể thả gà ra vườn. Mật độ thả 0,5m2/con. Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc dàn cây che mát. Chu vi vườn thả được rào lưới cáo đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, thời tiết bất thuận(sau mưa, lạnh ẩm dài ngày phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 10 con/m2)

     

    – Tuyệt đối không thả gà ngoài vườn trong đêm, đưa gà vào nuôi tại chuồng

     

    V. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ HẬU BỊ VÀ GÀ ĐẺ

     

    5.1. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng chăn nuôi

     

    5.1.1.Rèm che: Dùng bằng vải bạt, hoặc vỏ bao tận dụng may lại

     

    5.1.2. Hố sát trùng: Xây vỉa trước cửa ra vào kích thước 50 × 70 ×10cm

     

    5.1.3. Máng uống: Dùng máng uống gallon loại 8 lít(100 gà có 2 máng) hoặc máng tôn dài 1,2m(100 gà có 1 máng)

     

    5.1.4. Máng ăn: Dùng máng đại P50, nuôi gà giai đoạn từ 9-20 tuần tuổi bố trí 15 con đến 17con/máng. Nuôi gà đẻ 25con/máng

     

    5.1.5. Ổ đẻ tính theo 5 con/ổ. Nên đóng ổ 2 tầng, mỗi tầng có 3 ngăn theo kích thước 35 × 35 × 35cm

     

    5.1.6. Chuồng nuôi gà dò và gà đẻ có thể là chuồng chung hoặc chuồng riêng, trước khi đưa gà vào nuôi công tác vệ sinh sát trùng làm đúng như mục khử trùng chuồng nuôi

     

    5.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà hậu bị từ 9-20 tuần tuổi

     

    5.2.1. Kéo rèm che mở hoàn toàn. Chỉ đóng rèm khi có gió to, trời giông bão, mưa to, quá lạnh và đàn gà bị bệnh đường hô hấp

     

    5.2.2. Mật độ nuôi đảm bảo từ 10con đến 8con/ m2 chuồng tùy theo lứa tuổi gà

     

    5.2.3. Cho gà ăn theo cách sau

     

    – Dùng thức ăn gà hậu bị thức ăn hỗn hợp viên, nếu thức ăn tự chế biến phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà như ghi trong bảng 2 của quy trình

     

    – Cho gà ăn bằng máng đại P50,. Máng được treo bằng dây, miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 17con- 15 con/máng. Cho gà ăn hạn chế theo định lượng hàng tuần quy định

     

    – Khi phân phối thức ăn vào máng cần đổ đều lượng, không cho máng có nhiều, máng có ít thức ăn

     

    – Lượng ăn của gà được điều chỉnh hàng tuần sau khi có kết quả kiểm tra khối lượng cơ thể gà hàng tuần

     

    5.2.4. Cân gà kiểm tra khối lượng

     

    – Hàng tuần cân gà vào 1 ngày cố định(dùng cân đồng hồ để cân), cân gà trước khi cho ăn, số gà cân bằng 10% số gà có mặt trong chuồng, cân từng con, sau đó tính khối lượng trung bình. Khối lượng trung bình có được sẽ làm cơ sở để so sánh với khối lượng tiêu chuẩn tại cùng thời điểm để đưa ra mức ăn hợp lý của tuần kế tiếp

     

    5.2.5. Cho gà uống theo cách sau

     

    – Dùng máng uống gallon cỡ 8lit hoặc cho uống máng dài (loại máng dài 1,2m bằng tôn được đặt trên rãnh thoát nước), máng uống dài cần phải có chụp bằng song sắt để gà không nhảy vào máng

     

    – Máng uống đặt số lượng 100 con cho 2 máng uống  gallon và 100con cho 1 máng uống dài

     

    – Máng uống rửa sạch hàng ngày thay nước uống 2 lần(sáng, chiều)

     

    5.2.6. Chiếu sáng: Ngừng cung cấp điện chiếu sáng ban đêm, chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày

     

    5.2.7. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm

     

    5.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ từ 21 tuần trở đi

     

    5.3.1.Mật độ nuôi đảm bảo từ  4con đến 4,5con/ m2 chuồng

     

    5.3.2. Chiếu sáng: Cần thực hiện đúng theo các bước sau

     

    – Kích thích chiếu sáng sẽ bắt đầu vào tuần tuổi thứ 20, bình quân mỗi tuần tăng thêm 1giờ để đạt được 14 giờ trong ngày

     

    – Cường độ chiếu sáng đạt 10lux tức là 3-4W/m2, khoảng cách bóng đèn từ 3m đến 4m lắp 1bóng với công suất từ 40-60w

     

    – Duy trì cố định thời gian chiếu sáng, không thay đổi tùy tiện thời gian chiếu sáng

     

    5.3.3. Ổ đẻ xếp cạnh tường chuồng với chiều cao thích hợp 40cm, được đặt ở chỗ mát. Ổ thường xuyên được lót trấu sạch,

     

    5.3.4. Chuồng nuôi để thông thoáng hoàn toàn, chỉ kéo rèm che khi có giông bão, mưa to tạt nước vào chuồng. Khi trời lạnh chỉ kéo bạt che nơi có gió thổi trực tiếp vào chuồng

     

    5.3.5. Cho ăn

     

    – Khi gà bước vào nuôi tuần tuổi thứ 20 chuyển thức ăn và cho ăn thức ăn gà đẻ

     

    – Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn bắt đầu tăng mức ăn (tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 40%, 50%, và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và suốt thời gian đạt đỉnh đẻ

     

    – Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột,

     

    – Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 92 – 95% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà

     

    – Cho ăn: Bố trí máng ăn 24con/máng (dùng loại máng ăn P50), hàng ngày cần nắm chắc số lượng gà có mặt trong chuồng để lấy thức ăn vừa đủ

     

    5.3.6. Cho uống: Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn, hàng ngày vệ sinh máng uống. Máng uống dùng loại máng dài đặt trên rãnh thoát nước có chụp song sắt. Mật độ máng uống đặt 2 máng dài cho 100 gà(loại máng tôn dài 1,2m)

     

    5.3.7. Chất độn chuông giữ khô sạch. Khi ẩm ướt phải thay ngay bằng trấu hoặc dăm bào đã sát trùng và rắc vôi bột vào chỗ nền chuồng bị ướt

     

    5.3.8. Phương thức nuôi: Nuôi gà theo phương thức bán chăn thả

     

    – Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo dàn cây che mát. Chu vi vườn thả được rào lưới đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, thời tiết bất thuận (sau mưa, lạnh ẩm dài ngày) phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 4 con/m2.

     

    – Mật độ thả tối đa 1,5m2/con

     

    5.3.9. Chọn và loại thải gà đẻ định kỳ

     

    – Thời điểm bắt đầu chọn và loại thải gà đẻ bắt đầu sau thời điểm gà đẻ đạt đỉnh và đi xuống nhằm loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém Những gà đẻ kém có các biểu hiện như sau:

     

    + Mào rụt, chân khô, và nhẹ cân

     

    + Gà có bụng cứng, lỗ huyệt khô

     

    + Gà đang thay lông, hai bên sườn và cánh đang mọc lông măng

     

    + Mặc dù có các biểu hiện trên nhưng trước khi quyết định loại bỏ thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không

     

    5.3.10. Thu nhặt trứng: thu nhặt trứng 3-4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải sếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng

     

    5.3.11. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn và số trứng đẻ ra vào biểu  hoặc sổ theo dõi

     

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO GÀ

     

    Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng

     

    Chỉ tiêu

    Mức dinh dưỡng/kg TAHH

    0-4tt

    5-8tt

    9-20tt

    trên  20tt

    NLTĐ – ME (kcal)

    2900

    2850

    2700

    2750

    Protein thô %

    21,0

    19,0

    15,5

    17,5

    Canxi %

    1,0

    0,95

    0,9

    4,0

    Phốt pho %

    0,5

    0,45

    0,45

    0,42

    Lysine %

    1,1

    1,0

    0,75

    0,75

    Metionin %

    0,54

    0,45

    0,35

    0,40

    Nacl %

    0,15

    0,15

    0,15

    0,15

     

    CHƯƠNG TRÌNH VACXIN PHÒNG BỆNH Ở GÀ

     

    Bảng 3 Chương trình sử dụng vacxin phòng bệnh ở gà được tóm tắt như bảng sau:

     

    Ngày

    tuổi

    Vaccine phòng bệnh

    Tên vaccine

    Cách sử dụng

    01

    Marek

    Lynomarek

    Tiêm dưới da

    05

    ND–IB  lần 1

    ND – IB

    Nhỏ mắt, mũi

    07

    Gumboro lần 1

    Gum B hoặc Gum D78

    Nhỏ mắt, mũi

    10

    Đậu

    Đậu ngoại

    Chủng màng cánh

    14

    Gumboro lần 2

    Gum A hoặc Gum 228E

    Nhỏ mắt, mũi

    17

    Cúm gia cầm lần 1

    H5N2

    Tiêm dưới da

    21

    ND – IB lần 2

    ND – IB

    Nhỏ mắt, mũi

    24

    Gumboro lần 3

    Gum A(Gum 228E)

    Nhỏ mắt, mũi

    28

    Viêm phế quản TN

    IB – H120(IB – H4.91)

    Nhỏ mắt, mũi

    35

    Newcastle lần 1

    New hệ I

    Tiêm dưới da

    45

    Cúm gia cầm lần 2

    H5N2

    Tiêm dưới da

    56

    Viêm TKQ TN

    ILT

    Nhỏ mắt, mũi, cho uống

    60

    Coryza  lần 1

    Coryza

    Tiêm dưới da

    70

    Newcastle lần 2

    New hệ I

    Tiêm dưới da

    100

    Coryza  lần 2

    Coryza

    Tiêm dưới da

    120

    Viêm TKQ TN

    ILT

    Nhỏ mắt, mũi, cho uống

    135

    ND–IB- EDS

    ND–IB- EDS

    Tiêm dưới da

     

    Đối với vacxin cúm gia cầm trong quá trình nuôi gà sinh sản tiếp tục sau đó cách 4 đến 5 tháng tuổi lại tiến hành tiêm nhắc lại. Vacxin cúm gia cầm có thể dùng vacxin H5N1 của Trung Quốc hoặc vacxin H5N2 của hãng Intervet hà Lan sản xuất đều có giá trị bảo hộ như nhau

     

    TỶ LỆ ĐẺ, NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ MỨC ĂN GỢI Ý

     

    Bảng 4: Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và mức cho ăn hàng ngày

     

    Tuần tuổi

    Tỷ lệ đẻ

    Trứng/mái/con

    Mức ăn/con

    21

    1,6

    0,11

    100

    22

    5,2

    0,36

    100

    23

    7,3

    0,51

    105

    24

    7,5

    0,53

    105

    25

    15,5

    1,08

    105

    26

    21,6

    1,51

    105

    27

    25,5

    1,79

    105

    28

    27,1

    1,90

    105

    29

    28,0

    1,96

    105

    30

    30,0

    2,10

    105

    31

    35,6

    2,49

    105

    32

    48,0

    3,36

    105

    33

    40,0

    2,80

    105

    34

    32,7

    2,29

    105

    35

    25,5

    1,79

    105

    36

    26,0

    1,82

    105

    37

    25,8

    1,81

    105

    38

    24,6

    1,72

    105

    39

    21,2

    1,48

    105

    40

    20,6

    1,44

    105

    41

    20,1

    1,41

    105

    42

    18,8

    1,32

    105

    43

    19,0

    1,33

    100

    44

    22,1

    1,55

    100

    45

    22,3

    1,56

    100

    46

    18,7

    1,31

    100

    47

    19,0

    1,33

    100

    48

    20,0

    1,40

    100

    49

    18,8

    1,32

    100

    50

    20,5

    1,43

    100

    51

    19,5

    1,36

    100

    52

    18,0

    1,26

    100

    53

    18,8

    1,32

    100

    54

    16,2

    1,13

    100

    55

    16,6

    1,16

    100

    56

    17,5

    1,22

    100

    57

    16,9

    1,18

    100

    58

    18,0

    1,26

    100

    59

    15,3

    1,07

    100

    60

    16,5

    1,15

    100

    61

    16,0

    1,12

    100

    62

    16,0

    1,12

    100

    63

    16,3

    1,14

    100

    64

    15,1

    1,06

    100

    65

    14,0

    0,98

    100

    66

    14,4

    1,01

    100

    67

    14,2

    0,99

    100

    68

    15,0

    1,05

    100

    69

    15,1

    1,05

    100

    70

    15,0

    1,05

    100

    71

    16,0

    1,12

    100

    72

    16,5

    1,16

    100

    Cộng

     

    71,84

     

     

    Nguồn cung cấp: Cố vấn chuyên môn Tiến Sỹ Vũ Ngọc Sơn – Trưởng Bộ môn động vật Quý hiếm Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thực Nghiệm vật  nuôi Viện Chăn Nuôi Quốc Gia.

     

    Tài liệu được chuyển giao với mục đích phổ cập kiến thức kỹ thuật chăn nuôi giúp cho bà con phát triển kinh tế chăn nuôi bằng giống gà mía.

     

    Nguồn: Hạt Thóc Vàng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.