Từ quyết tâm xóa lò mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, quy tụ về nhà máy giết mổ tập trung, Bình Định đến nay có 3 nhà máy đi vào hoạt động.
Ông Phan Văn Khiêm (đứng), Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước nói về những lợi ích của việc chuyển lò mổ nhỏ lẻ vào nhà máy giết mổ tập trung. Ảnh: V.Đ.T.
Nhiều chính sách thu hút nhà đầu tư
Cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đề án di dời khoảng 150 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư nằm trên địa bàn 5 xã phía Bắc huyện Tuy Phước và thị xã An Nhơn vào cơ sở giết mổ động vật tập trung tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn).
Theo đó, mức hỗ trợ tháo dỡ, đập bỏ lò giết mổ thủ công là 5 triệu đồng/hộ. Phí dịch vụ giết mổ được hỗ trợ với mức 120.000đ/heo thịt; 170.000đ/con heo nái và đực giống; 320.000đ/con trâu, bò; 250.000đ/con bê, nghé; 10.000đ/con gà; 20.000đ/con vịt.
Phí giết mổ được hỗ trợ 7.000đ/con lợn; 14.000đ/con trâu, bò và 200 đồng/con gia cầm. Cả 2 loại phí nói trên được Nhà nước hỗ trợ 100% trong năm đầu thực hiện và 50% trong năm thứ 2.
Để khuyến khích nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, mỗi dự án sẽ được Nhà nước hỗ trợ 5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 50%.
Các hộ giết mổ động vật nhỏ lẻ ở huyện Tuy Phước tham quan Nhà máy giết mổ động vật tập trung Nhơn An (thị xã An Nhơn) nghe phổ biến về chính sách hỗ trợ giết mổ tập trung. Ảnh: V.Đ.T.
Ngoài ra, còn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị bên trong tường rào dự án với mức 2 tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ đầu tư đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước ngoài tường rào dự án với mức 3 tỷ đồng/dự án.
Nhờ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, Công ty TNHH Sản xuất chế biến thực phẩm Quy Nhơn sau khi hoàn thành, đi vào hoạt động nhà máy giết mổ tập trung tại khu vực 3 phường Nhơn Bình (thành phố Quy Nhơn), doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư nhà máy tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn).
Tới đây, doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư nhà máy giết mổ động vật tập trung tại phường Hoài Tân (thị xã Hoài Nhơn), dự án này đã được chính quyền địa phương bàn giao mặt bằng. Thủ phủ chăn nuôi heo Hoài Ân cũng đã có lời mời Công ty TNHH Sản xuất chế biến thực phẩm Quy Nhơn về huyện này xây dựng nhà máy giết mổ tập trung.
Gia súc được mổ tại nhà máy giết mổ động vật tập trung được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y. Ảnh: V.Đ.T.
Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khắc phục những vướng mắc
Giữa tháng 6/2023 này, Nhà máy giết mổ động vật tập trung Nhơn An (thị xã An Nhơn) đi vào hoạt động, phục vụ cho khoảng 150 hộ làm nghề giết mổ nhỏ lẻ ở thị xã An Nhơn và 5 xã phía Bắc huyện Tuy Phước theo phương án di dời đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.
Theo ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, hiện trên địa bàn huyện này còn 44 hộ hành nghề giết mổ gia súc ở các xã: Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang và Phước Hưng đang hoạt động nhưng hầu hết không có giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
“Khi mới chuyển vào hoạt động tại khu giết mổ tập trung, chủ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ buộc phải thay đổi thói quen nên sẽ có những phản ứng nhất định. Nhưng đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nên dù khó khăn, huyện Tuy Phước cũng sẽ nỗ lực thuyết phục để người dân hiểu đây là hướng phát triển tất yếu”, ông Phan Văn Khiêm, chia sẻ.
Còn theo ông Phan Long Dũng, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn, trên địa bàn thị xã hiện có 110 hộ làm nghề giết mổ nhỏ lẻ nằm trong diện phải di dời. Hiện, ngành chức năng thị xã An Nhơn đã họp chốt danh sách và triển khai thực hiện”, ông Dũng cho hay.
Ông Nguyễn Văn Minh, chủ một lò mổ ở xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) mua xe tải nhỏ để vận chuyển heo về nhà máy giết mổ tập trung. Ảnh: V.Đ.T.
Ông Nguyễn Văn Minh, chủ một lò mổ ở xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), bày tỏ: “Từ nhà tôi xuống tới nhà máy giết mổ khoảng 21km. Mổ xong phải đưa thịt về các chợ Nhơn Lộc, Nhơn Phúc và Nhơn Thọ cung cấp cho bạn hàng, quãng đường khá xa. Nhưng tôi hiểu đây là xu hướng phát triển chung nên không thể không làm.”
Được cán bộ xã tư vấn, ông Minh mua 1 chiếc xe tải nhỏ để vận chuyển heo đến nhà máy giết mổ tập trung rồi chở thịt về địa phương tiêu thụ.
Bà Nguyễn Thị Vinh Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc chia sẻ, cái khó của Nhơn Lộc là cách xa nơi giết mổ tập trung, nên việc vận động di dời các lò giết mổ nhỏ lẻ rất khó khăn. Nhưng sau nhiều nỗ lực tuyên truyền, vận động, đến nay có gần 70% các hộ hành nghề giết mổ ở Nhơn Lộc đã đăng ký hoạt động tại nhà máy.
Vũ Đình Thung
Nguồn: nongnghiep.vn
- giết mổ li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất