Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, phát huy lợi thế vùng gò đồi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đã tập trung khai thác tiềm năng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lấy chăn nuôi làm khâu đột phá trong cung cách làm ăn của mình để nâng cao thu nhập. Trong đó, mô hình chăn nuôi dê thâm canh có quy mô lớn của anh Lê Văn Chương, một nông dân còn rất trẻ ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính là một trong những điển hình với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Lê Văn Chương (người đứng ngoài) đang giới thiệu cho khách tham quan mô hình nuôi dê của mình – Ảnh: A.V
Nhìn cơ ngơi chuồng trại và đàn dê cả trăm con như bây giờ, anh Chương vẫn nghĩ nếu bắt tay làm lại từ đầu chưa chắc có thể làm được. Bởi có được trang trại nuôi dê quy mô, bài bản như thế này không biết anh đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và đầu tư nhiều công sức, vốn liếng. Là một nông dân còn rất trẻ, năm 2016, anh Chương bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình nuôi dê với số vốn vỏn vẹn gần 15 triệu đồng. Với quyết chí làm giàu ngay trên quê hương, từ số vốn ít ỏi ban đầu, anh Chương mua được 5 con dê giống về nuôi. Vừa nuôi, vừa tích lũy vốn, kinh nghiệm, cộng thêm sự giúp sức của hội nông dân, dần dần anh gây dựng được đàn dê vài chục con, rồi đến cả trăm con. “Những năm trước tôi chỉ nuôi với quy mô vài chục con nhưng 2 năm trở lại đây thấy nhu cầu tiêu thụ thịt dê nhiều, giá cả cũng ổn định nên tôi quyết định mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển số lượng cả dê thịt lẫn dê sinh sản. Hiện tại cả 2 chuồng có diện tích gần 200 m2 , tổng đàn luôn duy trì ổn định trên 100 con”, anh Chương cho biết.
Hiện nay, mô hình nuôi dê của anh Chương có quy mô lớn và bài bản nhất ở huyện Cam Lộ. Không như phần lớn những gia đình khác nuôi theo phương thức bán chăn thả, anh Chương nuôi dê nhốt hoàn toàn. Chuồng trại được làm công phu, sạch sẽ, đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Hiện tại anh Chương nuôi 20 con dê sinh sản, còn lại là dê thịt. Thời điểm nhu cầu tiêu thụ tăng cao, anh còn mua dê gầy yếu của các hộ chăn nuôi trong vùng về nuôi vỗ béo để bán ra thị trường. Anh cho biết, với đặc điểm là vùng gò đồi thuận lợi trong phát triển chăn nuôi dê, nhất là nguồn thức ăn phong phú nên nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều loại vật nuôi khác.
Ngoài việc tận dụng các loại lá trên rừng, lá mít, lá xoan trong vườn nhà dân, anh còn trồng thêm cỏ để đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn cho dê. Dê là động vật có sức đề kháng cao nên rất ít khi bị bệnh, quan trọng là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ; thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh. Dê từ khi sinh đến 4 tháng là có thể xuất bán. Đặc biệt thị trường đầu ra rất ổn định, trung bình mỗi ki lô gam có giá từ 140.000 đồng – 150.000 đồng. Hiện tại thị trường tiêu thụ của anh ra đến các tỉnh phía Bắc, vào đến Đà Nẵng, dê không đủ để bán. Từ mô hình này mỗi năm trừ các khoản chi phí anh Chương có thu nhập trên 200 triệu đồng.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ Trần Vũ Minh cho biết: “Hiện nay mô hình nuôi dê trong hội viên nông dân phát triển mạnh, nhất là ở vùng gò đồi như Cùa, Tân Lâm. Trong đó, mô hình của anh Lê Văn Chương được nuôi với quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, phòng bệnh bài bản nên hiệu quả kinh tế mang lại cao. Chúng tôi xem đây là mô hình tiêu biểu để chỉ đạo hội nông dân các xã có lợi thế phát triển chăn nuôi dê tổ chức cho hội viên đến tham quan, học tập”.
Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, anh Lê Văn Chương cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, trao đổi con giống cho nhiều hộ nông dân khác. Anh cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, thuê đất trồng cỏ với diện tích lớn, đầu tư lò giết mổ để cung ứng thịt dê ra thị trường, tạo chuỗi sản xuất từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động ở địa phương.
Anh Vũ
Nguồn tin: Báo Quảng Trị
- mô hình nuôi dê li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất