R.E.P Labs: Đơn vị đầu tiên thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • R.E.P Labs: Đơn vị đầu tiên thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dựa trên đặc điểm của virus Tembusu, thuộc họ Flavivirus, là những virus có vỏ ngoài và có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu, Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (Viết tắtR.E.P LABS) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy trình xét nghiệm HI đối với mẫu HT vịt cần chẩn đoán có hay không cảm nhiễm TMUV.

     

    Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm khác. Virus này mới lưu hành ở Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu. Với mức độ lây lan nhanh của dịch bệnh Tembusu và thiệt hại do nó gây ra cho ngành chăn nuôi vịt thì việc xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của virus rất cần thiết để có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Một số phương pháp có thể ứng dụng để đánh giá sự lưu hành của virus Tembusu như phát hiện nhanh sự hiện diện của virus bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR hay RT-PCR), phân lập mầm bệnh thông qua gây nhiễm mẫu bệnh phẩm trên phôi trứng hoặc gây nhiễm vào tế bào muỗi Ades albopictus dòng C6/36. Có thể phát hiện gián tiếp sự lưu hành virus thông qua phát hiện kháng thể kháng TMUV bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng trung hoà virus. Trong đó, phương pháp HI cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.

     

    1. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) là gì?

     

    Xét nghiệm bệnh Tembusu bằng phương pháp HI giúp xác định vịt có kháng thể chống lại virus Tembusu hay không thông qua phân tích mẫu huyết thanh (HT).

     

    Phản ứng HI được thực hiện dựa vào đặc tính của một số virus là có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu. Trong phản ứng này, các kháng thể có trong mẫu bệnh phẩm của gia cầm sẽ kết hợp với virus chuẩn, làm cho virus không thể kết nối các hồng cầu với nhau tạo thành mạng lưới liên kết. Kết quả là các hồng cầu này sẽ lắng tụ lại thành một điểm.

     

    Phản ứng HI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm như: Newcastle, Cúm gia cầm, và Hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.

     

    2. Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) trong phát hiện Tembusu được thực hiện như thế nào?

     

    Dựa trên đặc điểm của virus Tembusu, thuộc họ Flavivirus, là những virus có vỏ ngoài và có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu, Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P (Viết tắt là R.E.P LABS) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra quy trình xét nghiệm HI đối với mẫu HT vịt cần chẩn đoán có hay không cảm nhiễm TMUV. Phản ứng được thực hiện theo quy trình như sau:

     

    • Bước 1: Chuẩn bị hồng cầu ngỗng
    • Bước 2: Chuẩn độ kháng nguyên TMUV
    • Bước 3: Xử lý mẫu HT cần kiểm tra để loại các chất gây ngưng kết không đặc hiệu có trong huyết thanh trước khi làm phản ứng HI.
    • Bước 4: Tiến hành phản ứng: Phản ứng được tiến hành trên phiến nhựa khay vi chuẩn 96 giếng, mẫu huyết thanh vịt được pha loãng theo bậc 2 từ giếng 1-10, giếng 11 làm đối chứng âm tính (chỉ có virus Tembusu và hồng cầu), giếng 12 dùng làm đối chứng dương tính (có chứa TMUV, huyết thanh vịt dương tính với TMUV và hồng cầu ngỗng).
    • Bước 5: Đọc kết quả
      • Phản ứng dương tính: có hiện tượng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI xảy ra, do trong huyết thanh có kháng thể nên kháng thể kết hợp với kháng nguyên làm cho hồng cầu lắng tụ xuống (tương tự đối chứng dương).
      • Phản ứng âm tính: hồng cầu liên kết với kháng nguyên tạo thành mạng lưới liên kết.

     

    Thẩm định phản ứng: R.E.P LABS đã tiến hành kiểm nghiệm độ đặc hiệu của phản ứng bằng cách làm thí nghiệm đồng thời với các virus gây bệnh Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Kết quả cho thấy không gây phản ứng chéo với virus gây bệnh Newcastle (NDV) và virus gây hội chứng giảm đẻ ở gia cầm (EDS). Vậy phản ứng HI của TMUV đặc hiệu với NDV và EDS.

    Hình 1. Vịt có dấu hiệu nghi nhiễm virus Tembusu, lấy mẫu gan làm xét nghiệm Realtime PCR và phân lập virus cho kết quả dương tính


    Hình 2. Kết quả xét nghiệm HI tìm kháng thể kháng virus Tembusu ở vịt sau khi tiêm vaccine sau 28 ngày

     

    Như vậy, R.E.P LABS đã hoàn thiện và áp dụng HI thành công cho virus Tembusu. Điều này sẽ giúp tầm soát và đánh giá được sự lưu hành của virus TMUV trong những đàn vịt chưa tiêm phòng và chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, qua đó có thể giúp cho người chăn nuôi vịt đặc biệt vịt đẻ trứng có những giáp pháp thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Hơn nữa, phản ứng có thể định lượng hàm lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine phòng bệnh. Trong bối cảnh chưa có công bố về loại vaccine phòng bệnh Tembusu được kiểm nghiệm và lưu hành chính thức, việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng bằng phương pháp HI là biện pháp cần thiết, giúp cho người chăn nuôi có những chọn lựa vaccine thích hợp nhằm phòng chống bệnh Tembusu trên vịt.

     

    Theo Nhóm nghiên cứu HI thuộc Trung tâm R.E.P Labs

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.