[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 18/10/2020, tại Hà Nội, Liên chi hội mèo Việt Nam – Hội bảo vệ động vật Việt Nam chính thức ra mắt công chúng. Liên chi hội mèo Việt Nam là tổ chức đầu tiên được Nhà nước công nhận hoạt động trong lĩnh vực nâng cao nhận thức người dân về phúc lợi và bảo tồn các loài mèo tại Việt Nam.
Toàn cảnh Lễ ra mắt Liên chi hội mèo Việt Nam
Sự kiện Lễ ra mắt Liên chi hội mèo Việt Nam sự góp sự tham gia của các lãnh đạo và thành viên trong Ban chấp hành Hội bảo vệ động vật Việt Nam; các nhân sự sáng lập Liên chi hộ và 200 hội viên; các tổ chức quốc tế; cùng với sự tham gia của các nhãn hiệu đồng hành: Thức ăn 5 sao cho thú cưng Farmina; Thương hiệu đồ dùng 4.0 cho thú cưng Petkit (công ty Pet Paradise), thương hiệu đồ ăn thú cưng Mister Donut và Công ty Viphavet.
Lễ ra mắt Liên chi hội mèo Việt Nam là sự kiện ý nghĩa nhất trong năm của Hội bảo vệ động vật Việt Nam, đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ động vật của Hội – đặc biệt là mèo – loài vật rất thân thiết với đời sống con người Việt Nam nhưng chưa có được sự quan tâm về phúc lợi đúng mức. Liên chi hội mèo Việt Nam có chức năng quản lý, nghiên cứu, cung cấp kiến thức bảo tồn và nhân giống; tổ chức các sự kiện giao lưu học hỏi, trao đổi chăm sóc mèo; hỗ trợ và phối giống với các cá nhân, tổ chức nhằm nâng cao phúc lợi cho mèo tạo Việt Nam; phản biện xã hội các vấn đề liên quan tới phúc lợi cho mèo; hợp tác với các tổ chức về mèo trên thế giới.
TS. Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ động vật Việt Nam
Phát biểu tại buổi Lễ ra mắt, TS. Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ động vật Việt Nam cho biết, có nhiều loài động vật được con người thuần hóa, nuôi dưỡng trở thành thú cưng, nhưng mèo là loài được yêu chiều, nâng niu nhất. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, mèo đã sống loài người 3500-5000 năm. Mèo không chỉ là thú cưng đáng yêu mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Chủ nhân nhân nuôi mèo có thể giảm 30% nguy cơ đột quỵ, giúp giảm căng thẳng và stress, tăng lượng hormon oxytoxin giúp kích thích yêu thương, cân bằng cảm xúc vì mèo là “người bạn” biết lắng nghe và giữ bí mật thầm kín…
TS Nguyễn Thanh Sơn cũng nhấn mạnh: Hội Bảo vệ động vật Việt Nam tin tưởng và hi vọng hoạt động của Liên chi hội mèo Việt Nam sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ, lay động với hàng triệu trái tim cộng với cộng đồng là đối xử nhân đạo với động vật, thú cưng vì đó là những người bạn đáng tin cậy. Sau lễ ra mắt này, đề nghị Liên chi hội cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thể hiện được khát vọng tình yêu thương vô bờ đối với loài mèo.
“Hội bảo vệ động vật Việt Nam sẽ sát cánh cùng Liên chi hội để chứng tỏ với thế giới rằng con người Việt Nam không chỉ kiên cường bất khuất trong bảo vệ tổ quốc, giỏi làm kinh tế mà còn rất văn minh, nặng lòng, giàu tình yêu thương với động vật, thú cưng hướng đến một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn”, TS Nguyễn Thanh Sơn khẳng định.
Ông Lê Hà Nam – Tổng thư kí Hội bảo vệ động vật Việt Nam đọc và tiến hành trao quyết định thành lập Liên chi hội mèo Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch Liên chi hội mèo Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch Liên chi hội mèo Việt Nam cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Hội Bảo vệ động vật Việt Nam cùng Bộ Nội vụ đã tạo điều kiện để một hội nhóm bảo vệ phúc lợi động vật cho mèo tại Việt Nam có thể ra đời và có cơ hội phát triển. Ông Nguyễn Xuân Sơn nhấn mạnh tôn chỉ của Liên chi hội mèo Việt Nam là nâng cao phúc lợi động vật cho mèo, tuân thủ điều lệ của Hội bảo vệ động vật Việt Nam, hài hòa với các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước Việt Nam.
Liên chi hội mèo Việt Nam nhận quyết định thành lập
Liên chi hội mèo Việt Nam là tổ chức xã hội đầu tiên dành riêng cho mèo tại Việt Nam, trực thuộc Hội bảo vệ động vật Việt Nam được thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 2020, tại TP Hồ Chí Minh. Liên chi hội được thành lập với tôn chỉ nâng cao nhận thức xã hội về phúc lợi cho mèo, vừa bảo vệ quyền động vật của mèo vừa phối hợp sự hài hòa giữa quan điểm của Hội bảo vệ động vật Việt Nam và các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật trên thế giới với các phong tục tập quán truyền thống của các vùng miền và luật pháp quốc gia..
Với các tôn chỉ trên, Liên chi hội mèo Việt Nam kêu gọi đoàn kết các cá nhân, tổ chức trong nước và trên thế giới tự nguyện thực hiện một số mục đích sau:
- Xây dựng các quy trình chăm sóc, cứu chữa cho mèo khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, bảo đảm cho mèo có được cuộc sống tự do, được chăm sóc đầy đủ.
- Xây dựng các quy định bảo vệ mèo chống lại những hành vi ngược đãi gây đau đớn, tổn thương.
- Tuyên truyền việc đối xử với mèo bằng tình thương, sự yêu mến và tôn trọng, nâng cao nhân thức công chúng về quyền được đối xử công bằng của mèo.
- Thay đổi các phong tục tập quán coi mèo là thức ăn từ xa xưa của Việt Nam.
- Nhân giống bảo tồn các giống mèo.
Tuy mới còn non trẻ, câu lạc bộ hiện tại đã có khoảng 200 thành viên với hàng nghìn người yêu mèo từ khắp nơi trên khắp đất nước theo dõi và ủng hộ. Liên chi hội mèo Việt Nam có thành phần tổ chức như sau: Ông Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch Liên chi hội. Ông Lê Duy Anh – Phó chủ tịch Liên chi hội; Ông Nguyễn Thế Vinh – Phó chủ tịch Liên chi hội; Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm – Thư ký.
PGS. TS. Sử Thanh Long – Phó Chủ tịch thường trực Hội bảo vệ Động vật Việt Nam
Tiếp theo, PGS. TS. Sử Thanh Long – Phó Chủ tịch thường trực Hội bảo vệ Động vật Việt Nam đã có bài trình bày về phong trào bảo vệ phúc lợi động vật nói chung và phúc lợi cho mèo nói riêng. Theo PGS TS Sử Thanh Long, để bảo vệ động vật, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa phúc lợi động vật là gì. Từ việc hiểu rõ định nghĩa về phúc lợi động vật, việc bảo vệ động vật cũng cần phải hài hòa với luật pháp quốc gia và tôn chỉ của các hội bảo vệ động vật trên thế giới.
Ông cũng cho biết thêm, thú cưng là những động vật ăn cùng, ngủ cùng và chơi cùng con người. Các thú cưng phổ biến là chó, mèo, cá, chim, bò sát…Thống kê ở 22 quốc gia trên thế giới (2016) cho thấy người nuôi thú cưng được chia ra tỉ lệ 33% nuôi chó, 6% nuôi chim, 12% cá, 23% mèo, 6% khác và 43 % là không nuôi thú cưng. Trong cơ cấu nuôi thú cưng thì chó chiếm 86% và mèo 14%. Và theo thống kê sơ bộ, hiện tại tỉ lệ mèo đã tăng lên đáng kể, cứ 10 chó thì có khoảng 4 mèo.
Cũng trong Lễ ra mắt, ban lãnh đạo của Liên chi hội mèo Việt Nam đã trình bày về kế hoạch từ nay đến tháng 12/2021 của Liên chi hội mèo Việt Nam. Cụ thể:
Liên chi hội mèo Việt Nam trả lời câu hỏi của báo giới và những người quan tâm
(1) Liên chi hội đặt mục tiêu kết nạp chi hội mèo Hà Nội, chi hội mèo TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lớn trong cả nước. Đặt mục tiêu có chi hội mèo ở các tỉnh: Hải Phòng, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ.
(2) Tổ chức ít nhất 03 buổi triển lãm mèo (cat show) với ít nhất 01 buổi triển lãm tầm cỡ quốc tế (World Show) ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của Liên đoàn mèo Thế giới.
- Soạn thảo và hoàn thiện tài liệu về bảo tồn và nhân giống mèo dựa trên kiến thức được cung cấp bởi các hiệp hội mèo trên thế giới. Lên kế hoạch tiến tới đề xuất thế giới công nhận một giống mèo tại Việt Nam.
- Hợp tác trao đổi quốc tế nhằm đào tạo các “chuyên gia về mèo” để truyền cảm hứng cho cộng đồng xã hội tại Việt Nam về việc đối xử công bằng với mèo.
- Tổ chức ít nhất 01 buổi hội thảo mỗi quý về các chủ đề: Phúc lợi cho mèo; Cách chăm sóc mèo; Bảo tồn và nhân giống; Đào tạo chuyên gia.
- Kết nối các cá nhân, tổ chức với các trạm cứu hộ động vật nhằm hỗ trợ về kinh phí, nhân lực để gia tăng cơ hội được sống trong môi trường có phúc lợi tốt của mèo.
Bên lề buổi lễ còn có buổi giới thiệu các giống mèo phổ biến tại Việt Nam với sự tham gia của 30 cá thể mèo đến từ mọi miền đất nước, bao gồm mèo bản địa và các giống mèo du nhập từ nước ngoài. Ngay tại buổi giới thiệu cũng diễn ra một cuộc thi bình chọn các “bé”mèo được yêu thích nhất.
03 “bé” mèo được yêu thích nhất nhận các giải thưởng từ các nhà tài trợ
Một số hình ảnh khác tại buổi Lễ ra mắt Liên chi hội mèo Việt Nam:
Liên chi hội mèo Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Hội bảo vệ động vật Việt Nam
Các đơn vị, doanh nghiệp kí kết hợp tác
Đông đảo người yêu mèo đến sự kiện này để giao lưu, chiêm ngưỡng những chú mèo đẹp
Cận cảnh một “bé” mèo được trưng bày tại sự kiện
Các bạn nhỏ thích thú với sự kiện này
Công ty Vemedim giới thiệu giải pháp dành cho mèo tại sự kiện
Một thương hiệu thức ăn cho mèo giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người nuôi.
Bài và ảnh: Hà Ngân
Về Hội bảo vệ động vật Việt Nam
Hội bảo vệ động vật Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 2799/QĐ-BNV, ngày 24-11-2017 của Bộ Nội vụ. Hội bảo vệ động vật Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan trên lĩnh vực hoạt động của Hội.
Một trong những nhiệm vụ chính của Hội là ngăn chặn những hành vi bạo lực, ngược đãi đối với động vật; tham gia cùng cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm sáng tỏ các vụ việc, hành vi bạo lực, ngược đãi động vật. Ngoài ra, Hội cũng sẽ nghiên cứu, chủ trì, tư vấn các đề tài, dự án về bảo vệ động vật…
Thực tế trong những năm qua, có nhiều sự kiện gây bức xúc dư luận liên quan đến quyền động vật, điển hình như nạn khai thác động vật quá mức (lấy mật gấu, ăn thịt chó, mèo), đâm chém động vật trong lễ hội để cúng tế và mua vui, chưa nhận thức đầy đủ về phúc lợi động vật. Theo đó, Hội có nhiệm vụ chuyên môn là tham gia phản biện xã hội những vấn đề liên quan về “Quyền lợi động vật”; tổ chức điều tra xã hội, lấy ý kiến cộng đồng về các hành vi tàn nhẫn với động tại các lễ hội, các phong tục tập quán và các hành vi ứng xử với động vật trong đời sống hàng ngày (ví dụ như: việc chọc tiết lợn, thả rông động vật trên đường, săn bắn, để động vật đói, khát, sống trong môi trường bẩn, độc hại….). Đồng thời, làm rõ sự khác biệt về nhận thức văn hoá giữa Đông và Tây, hoàn cảnh xã hội để tránh những vấn nạn quá khích từ những tập thể nước ngoài và lợi dụng bảo vệ động vật cho những lợi ích xuyên quốc gia.
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
Tin mới nhất
T6,03/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Mình mong muốn hội sẽ bảo vệ mạng sống cho chó mèo ;mình hi vọng tụi nhỏ có quyền được sống ;và có thể cấm hẳn tuyệt đối các quán bán thịt chó mèo ngừng hoạt động ;và chỉ mong chó mèo có thể bên chủ nó đến cuối đời