[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 21/4/2018, tại Hà Nội, Hiệp hội sản xuất – kinh doanh Thuốc Thú Y Việt Nam đã ra mắt Viện nghiên cứu cứu phát triển thú y chăn nuôi. Cùng với đó, Hiệp hội cũng kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ thú y (1998-2018).
Toàn cảnh buổi Lễ
Tới dự buổi lễ có đại diện các cơ quan ban ngành: Ban thi đua khen thưởng Trung ương; Bộ Khoa học công nghệ; Bộ Công an; Viện Thú y; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hội Thú y Việt Nam; Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam; Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam; Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương; Các công ty Thuốc thú y (Vetvaco, Navetco, Năm Thái, Marphavet, Long Hải, Diễm Uyên …).
Các đại biểu tham gia buổi Lễ
Theo đó, Viện nghiên cứu phát triển thú y chăn nuôi (INAVRED) được thành lập theo Quyết định số: 01/ QĐ-HH của Hiệp hội sản xuất – kinh doanh thuốc thú y Việt Nam.
Viện là tổ chức khoa học công nghệ, tự nguyện, tự trang trải để tập hợp các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ trong ngành thú y, chăn nuôi… xuống các trang trại, công ty thuốc thú y… thực hiện được quy trình VIET GAPH theo quyết định 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT góp phần vào việc phát triển của ngành chăn nuôi thú y nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản kho bạc và ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Viện có trụ sở chính tại Hà Nội, khi cần có thể mở chi nhánh tại các văn phòng đại diện tại các địa phương trong cả nước theo quy định của pháp luật và hiệp hội.
Theo BS Thú y Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh – sản xuất Thuốc Thú y Việt Nam, nhiệm vụ của Viện là: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực thú y và chăn nuôi; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Chuyển giao công nghệ, tư vấn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu trên; Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện; Tham gia khảo nghiệm, kiểm nghiệm trong lĩnh vực thuốc thú y, thử nghiệm các kết quả nghiên cứu và công nghệ mới trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi; Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, dược phẩm, các nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc thú y.
Viện trưởng (phải) và hai Viện phó (trái) nhận quyết định bổ nhiệm của BS Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc thú y cũng bổ nhiệm Viện trưởng nghiên cứu phát triển chăn nuôi thú y là TS Phạm Sơn Hổ. Các viện Phó: TS Nguyễn Đình Minh và ThS Hoàng Minh Đức
Các cơ sở trực thuộc Viện hiện nay có: Trang trại chăn nuôi ngựa bạch, lợn rừng 63.000m2 tại xã Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội, trị giá 10 tỷ đồng. Cơ sở 3.000m² tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội chuyên nghiên cứu và chăn nuôi gà thả vườn trị giá 10 tỷ đồng. Cơ sở 1.407m2 làm bệnh xá thú y tại nhà 3 tầng 420m², diện tích sử dụng tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, trị giá 5 tỷ đồng. Nhiều trang trại, gia trại của cá nhân tham gia Viện là nơi nghiên cứu, thử nghiệm và khảo nghiệm. Vốn điều lệ 2 tỷ đồng.
Cùng ngày, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc cũng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Trung tâm chuyển giao công nghệ thú y. Với số vốn điều lệ 158 triệu đồng năm 2008, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện tại Trung tâm đã có tài sản giá trị hàng chục tỷ. Phương châm của Trung tâm là luôn luôn phải đổi mới, nghiên cứu liên tục và bồi dưỡng nhân lực không ngừng.
Một số việc làm tiêu biểu của Trung tâm đó là:
Từ ngày đầu thành lập, Trung tâm thành lập bộ phận sản xuất thuốc thú y. Từ đó 30 loại thuốc thú y ra đời cung cấp cho người chăn nuôi từ ngày. Từ đây, nhờ sự chuyển giao của Trung tâm, nhiều công ty thuốc thú y ra đời đạt chuẩn GMP và có tài sản lên tới hàng chục tỷ đồng.
Trung tâm đã cho cán bộ đi tập huấn ở các tỉnh Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc Bắc Giang, Bắc Ninh Quảng Trị, Bắc Ninh Bắc Giang để có kinh phí hoạt động và truyền đạt kiến thức cho cán bộ thú y cấp địa phương, góp phần vào sự phát triển ngành.
Cùng với đó, Trung tâm đã đào tạo được trên 200 cán bộ cho ngành chăn nuôi thú y.
Bệnh xá Thú y tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc cũng được Trung tâm thành lập.
Một việc làm nổi bật nhất của Trung tâm chuyển giao công nghệ thú y đó là thành lập Trang trại học đường Vạn An. Từ vùng đất hoang hóa, lau sậy mọc đầy ở Yên Mỹ, Thanh Trì, nhờ bàn tay khối óc, Trung tâm đã cải tạo thành trang trại học đường, ước tính 10 vạn học sinh đã tới tham quan. Cùng với đó, Trung tâm cũng cho ra đời Trang trại ngựa bạch Vạn An – mô hình trang trại đầu tiên ở nước ta nghiên cứu, bảo tồn gen, nhân giống và nuôi thành công loài ngựa bạch quý hiếm. Trung tâm nuôi trồng nấm công nghệ cao Vạn An của Trung tâm cũng là nơi nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo…
BS Hoàng Triều xúc động ôn lại 20 năm thành lập Trung tâm Trung tâm chuyển giao công nghệ thú y
Nhờ những nỗ lực đó, Trung tâm chuyển giao công nghệ thú y đã nhận được hơn 10 bằng khen của Bộ NN&PTNT; Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam; Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam. Cùng với đó, cá nhân ông Hoàng Triều – Giám đốc Trung tâm được nhận Bằng khen của Thủ tướng năm 2007, Huân chương Lao động hạng ba năm 2011 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016, được Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật cử tham dự Đại hội thi đua toàn quốc dự đại hội lần thứ 9. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Giám đốc Trang trại ngựa Bạch và lợn rừng Thái Lan thuộc Trung tâm và TS Lê Văn Năm cũng được nhận Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ.
TS Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng các bộ, ban ngành đoàn thể Trung ương phát biểu tại buổi Lễ.
TS Nguyễn Khắc Hà, Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng các bộ, ban ngành đoàn thể Trung ương (Vụ II) cho rằng, mô hình của Viện rất cần thiết đối với nước ta. Hy vọng thời gian tới, Hiệp hội, Viện, Trung tâm hoạt động tốt sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước để nhân dân được tiêu dùng thịt sạch, thực phẩm sạch, góp phần nâng cao thể chất, tuổi thọ của người dân Việt Nam. TS Hà cũng mong muốn: “ Các chuyên gia có kiến thức, tâm huyết, trách nhiệm của ngành chăn nuôi thú y sẽ mang sức lực và trí tuệ nhiều hơn nữa, phục vụ ngành chăn nuôi thú y phát triển”.
Một số hình ảnh khác tại buổi lễ:
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ
Chương trình biểu diễn văn nghệ Quan họ Bắc Ninh tại buổi Lễ
Hiệp hội và Viện nhận hoa từ TS Nguyễn Khắc Hà vụ thi đua khen thưởng các bộ, ban ngành đoàn thể Trung ương
Trần Ngân
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất