Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, dự án SafePORK đã tích cực triển khai các hoạt động can thiệp trong năm 2020 và đạt được một số kết quả quan trọng trong năm thứ ba của dự án.
Dự án SafePORK khuyến khích người bán lẻ thịt lợn tại các khu chợ thường xuyên vệ sinh thớt và rửa tay. Ảnh: Nguyễn Thị Quỳnh Chi, ILRI
Bộ công cụ đánh giá an toàn thực phẩm
Bộ công cụ đánh giá an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những kết quả đầu ra quan trọng của dự án trong năm 2020. Bộ công cụ được áp dụng cho các chuỗi giá trị thịt lợn chính ở Việt Nam. Trong bộ công cụ này, dự án đã đưa ra một số khuyến Dự án SafePORK khuyến khích người bán lẻ thịt lợn tại các khu chợ thường xuyên vệ sinh thớt và rửa tay. Bộ công cụ được áp dụng cho các chuỗi giá trị thịt lợn chính ở Việt Nam. Trong bộ công cụ này, dự án đã đưa ra một số khuyến nghị thông qua các tờ thông tin nghiên cứu và tham vấn với các cơ quan ban ngành có liên quan và chính quyền các cấp ở Hưng Yên và Nghệ An.
Dự án cũng đã thảo luận với nhà tài trợ–Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR)–để tìm cách tối ưu hóa việc áp dụng bộ công cụ rộng rãi hơn trong các chuỗi giá trị thực phẩm và các mối nguy khác nhau.
Tài liệu tập huấn dành cho người giết mổ và người bán lẻ tại chợ truyền thống được lồng ghép các thông tin phòng chống COVID-19
Tháng 11 năm 2019, dự án đã tập huấn cho người tham gia giết mổ tại một số cơ sở giết mổ và người bán lẻ ở tỉnh Hưng Yên, sổ tay tập huấn được thiết kế riêng cho mỗi nhóm đối tượng này. Các biện pháp can thiệp giúp tăng cường ATTP ở các cơ sở giết mổ và điểm bán lẻ có nhiều điểm tương đồng với các biện pháp phòng ngừa COVID-19, như sát trùng tay, đeo khẩu trang, đã tạo cơ hội cho nhómnghiên cứu lồng ghép các biện pháp phòng ngừa COVID-19 vào sổ tay tập huấn của dự án.
Một cơ sở giết mổ ở Hưng Yên nhận các tấm sàn inox do dự án SafePORK hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thị Quỳnh Chi, ILRI
Giảm nhiễm vi khuẩn tại các cơ sở giết mổ
Năm 2020, một cơ sở giết mổ quy mô vừa và hai chợ truyền thống tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, bắt đầu triển khai các hoạt động can thiệp của dự án SafePORK.
Tại cơ sở giết mổ, dự án triển khai các biện pháp can thiệp bao gồm tập huấn liên tục cho công nhân về các thực hành vệ sinh tốt, kèm theo lắp đặt các tấm sàn inox được thiết kế riêng để tránh cho thân thịt tiếp xúc với sàn lò mổ. Các công nhân giết mổ được khuyến khích áp dụng một số biện pháp như rửa tay và rửa các bề mặt tiếp xúc thịt thường xuyên, đồng thời phân tách khu sạchvà khu bẩn, giảm lây nhiễm vi khuẩn lên thân thịt.
Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dưới dạng áp phích thể hiện các thực hành tốt/không tốt đã được đặt tại các cơ sở giết mổ. Những can thiệp này đã giúp giảm đáng kể sự ô nhiễm của vi khuẩn lên thịt lợn khi đưa ra bày bán. Dựa trên những kết quả khả quan này, gói can thiệp đã được nhân rộng ra tại bốn cơ sở giết mổ khác tại Diễn Châu, Nghệ An. Dự án có kế hoạch trong năm 2021 sẽ tiếp tục mở rộng can thiệp thêm năm cơ sở giết mổ nữa, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tại Hưng Yên và Hòa Bình. Một điểm đáng chú ý là chủ các cơ sở giết mổ được dự án lựa chọn can thiệp đã đóng góp 30% tổng kinh phí lắp đặt các tấm sàn inox.
Tăng cường sự tuân thủ của người bán lẻ về thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm
Dự án đã triển khai một số biện pháp can thiệp đối với hộ bán lẻ thịt lợn ở các chợ truyền thống, bao gồm phân tách thịt sống và chín, nội tạng khi bày bán, đồng thời thường xuyên rửa, khử trùngbề mặt bán thịt và khuyến khích người bán hàng rửa tay thường xuyên. Mặc dù nghiên cứu thí điểm được triển khai trước đó với một vài người bán lẻ và cho kết quả khả quan về giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lên thịt lợn, nhưng gói can thiệp được triển khai đối với 22 người bán lẻ ở hai chợ truyền thống chưa ghi nhận được sự cải thiện nhiều về các thực hành vệ sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là do sau một thời gian áp dụng, người bán lẻ không tiếp tục tuân thủ các thực hành được khuyến khích. Để cải thiện kết quả các can thiệp, và sau khi tham vấn với chính quyền địa phương, dự án sẽ thành lập một nhóm giám sát tại cộng đồng nhằm áp dụng cả phương pháp khuyến khích và chế tài để giúp thúc đẩy sự tuân thủ của người bán lẻ về các thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự án SafePORK giúp thúc đẩy thương hiệu thịt lợn bản địa
Một kết quả quan trọng khác mà dự án SafePORK đạt được trong năm 2020 là giúp hỗ trợ đăng ký thương hiệu thịt lợn bản địa qua sự phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hòa Bình và Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Đà Bắc, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của Viện Chăn nuôi (một đối tác của dự án SafePORK).
Dự án đã hỗ trợ tăngcường liên kết chuỗi giá trị cho một hợp tác xã chăn nuôi lợn bản địa tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình, gồm90 hộ chăn nuôi thành viên. Gói can thiệp của dự án hỗ trợ việc tổ chức, sản xuất chăn nuôi lợn bản địa, nâng cấp hai điểm giết mổ lợn bản địa thông qua trang bị và tập huấn các thực hành vệ sinh cho người giết mổ, bao gồm kiểm tra thịt. Can thiệp tập huấn kiểm tra thịt là một hoạt động chung của dự án SafePORK và một dự án khác do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, hướng tới tăng cường antoàn thịt lợn bản địa cho người dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu từ dự án do BMZ tài trợ cho thấy nguy cơ các bệnh do ký sinh trùng gây ra từ thịt lợn bản là khá thấp. Dự kiến kết quả nghiên cứu này sẽ giúp hỗ trợ cho việc quảng bá thương hiệu thịt lợn bản an toàn trong khuôn khổ dự án SafePORK trong thời gian tới.
Truyền thông nguy cơ
Hội thảo về truyền thông nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người. Tháng 12, 2019. Ảnh: Croplife
Dựa trên những phát hiện từ đánh giá nhu cầu truyền thông nguy cơ, dự án đã tiến hành một số hoạt động truyền thông nguy cơ hướng tới các đối tượng khác nhau, bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ nhà nước và người tiêu dùng thông qua các kênh khác nhau.
Trong một hội thảo ‘truyền thông nguy cơ về ATTP và sức khỏe con người’ được tổ chức vào tháng 12 năm 2019, nhóm cán bộ dự án SafePORK đã thảo luận với 40 nhà báo Việt Nam, giúp họ truyền thông tốt hơn về ATTP tới công chúng. Thông qua hội thảo, các nhà nghiên cứu về ATTP đã tìm cách chuyển tải thông tin chính xác dựa trên nghiên cứu về những thách thức do thực phẩm không an toàn gây ra đối với sức khỏe con người.
Tăng cường năng lực
Dựa trên những phát hiện từ đánh giá nhu cầu truyền thông nguy cơ, dự án đã tiến hành một số hoạt động truyền thông nguy cơ hướng tới các đối tượng khác nhau, bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ nhà nước và người tiêu dùng thông qua các kênh khác nhau.
Hai lớp tập huấn giảng viên nguồn về truyền thông nguy cơ đã được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020 cho 50 học viên là cán bộ y tế, thú y, cán bộ văn hóa và thông tin cấp huyện, hội viên hội phụ nữ và hội nông dân của huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) và huyện Diễn Châu (Nghệ An). Những học viên này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương về các nguy cơ ATTP tại cấp cơ sở. Dự án có kế hoạch tiếp tục mở rộng các hoạt động truyền thông nguy cơ ATTP trong quý I và quý II năm 2021.
Năm 2020, dự án cũng đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Công ty Green Farm và Công ty Biospring triển khai thử nghiệm sử dụng probiotics (các vi sinh vật có lợi) giúp giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
Hoạt động xây dựng năng lực của dự án vẫn tiếp tục được duy trì, giúp tăng cường năng lực cho 35 nghiên cứu viên, một nghiên cứu sinh, một thạc sĩ và 13 cử nhân, liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau như phúc lợi động vật, đánh giá nguy cơ và lý thuyết thay đổi hành vi.
Fred Unger, Nguyễn Thị Quỳnh Chi và Đặng Xuân Sinh
Dự án ACIAR: LS/2016/143
Nguồn: Bản tin ACIAR in Vietnam số tháng 4.2021
Giới thiệu về dự án LS/2016/143
Dự án SafePORK bắt đầu triển khai vào năm 2017 nhằm mục đích phát triển và đánh giá các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường để cải thiện ATTP với mục tiêu tổng thể là giảm gánh nặng bệnh tật do thực phẩm gây ra ở các thị trường không chính thức, thị trường mới nổi tập trung vào chuỗi giá trị thịt lợn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dự án được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ giữa Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI), Đại học Sydney và các đối tác trong nước như Trường Đại học Y tế Công cộng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Chăn nuôi. Các đối tác khác bao gồm một số công ty tư nhân ở Việt Nam, Anh Quốc, và một số đơn vị nghiên cứu quốc tế như Trường Thú y Hoàng gia (Anh), và Đại học Melbourne (Australia).
- SafePORK li>
- cải thiện an toàn thực phẩm li>
- chuỗi giá trị thịt lợn li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất