Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ

    Một xu thế tiêu dùng mới đã và đang hình thành ở người Việt Nam đó là sử dụng các sản phẩm an toàn, tự nhiên, hữu cơ, trong đó ưu tiên thực phẩm là đặc sản địa phương. Nhiều người cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được nhu cầu này, các địa phương, doanh nghiệp và một số nông dân Ninh Bình đã bước đầu quan tâm, đầu tư sản xuất nông nghiệp sạch và an toàn.

    Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ

    Chăn nuôi gà tại Công ty cổ phần Đầu tư & Thương mại Quốc tế Orgen, thôn Đá Hàn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn. Ảnh: Đức Lam

     

    Những mô hình tiên phong

     

    Tôi đã từng nghe câu chuyện nuôi lợn bằng trà xanh (Tea-ton) tại một nông trại ở Nhật Bản. Theo đó, mỗi ngày, những chú lợn sẽ được cho uống nước hãm từ khoảng 1kg lá trà xanh để giúp cơ thể lợn không tiết ra những chất độc. Mặc dù rất đắt đỏ nhưng loại thịt lợn trà xanh này được nhiều người săn tìm bởi nó thơm ngon hơn các loại thịt thông thường. Câu chuyện tưởng chừng chỉ có ở một đất nước mà nền nông nghiệp phát triển bậc nhất trên thế giới như Nhật Bản thì nay lại đang tồn tại, phát triển ngay tại Ninh Bình.

     

    Đó là trang trại liên kết của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại quốc tế ORGEN tọa lạc tại xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn. Trang trại rộng tới 8 ha nằm ngay dưới chân núi Sắng, nhưng khu vực chuồng trại chỉ chiếm một phần nhỏ với 40 ô, mỗi ô nuôi từ 10-12 con lợn. Toàn bộ diện tích còn lại dành để trồng cây thuốc Nam như gừng, tía tô, kinh giới, sả…

     

    Ông Nguyễn Văn Đình, người quản lý trang trại cho biết: Giống lợn được nuôi ở đây đều là các giống thuần chủng bản địa. Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc cũng rất tỉ mỉ: Hàng ngày, lợn được tắm bằng nước trà xanh và các loại lá thảo dược như thêm sả, lá bưởi, lá tía tô; được nghe nhạc để thư giãn. Ngoài ra, những ngày nắng chúng được ra sân chơi để vận động, tắm nắng. Thức ăn của lợn được phối trộn từ ngô, đậu nành, lúa…

     

    Đặc biệt, trong thành phần thức ăn luôn có trà xanh ở nhiều dạng khác nhau, phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng. Ngoài ra, trà xanh cũng được sử dụng để làm nước uống cho lợn với lượng vừa phải. Chúng giúp lợn giảm stress, cân bằng lượng cholesterol trong máu, cơ thể lợn sẽ không tiết ra những chất độc.

     

    Cùng với đó, trang trại còn sử dụng nhiều thảo mộc như tía tô, kinh giới, gừng, sả… để làm thuốc phòng và chữa bệnh cho đàn lợn. Do nuôi bằng phương pháp hữu cơ hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng chất kích thích, chất tăng trưởng nên lợn trà xanh tăng cân chậm, phải 7-8 tháng mới được xuất chuồng, trọng lượng mỗi con cũng chỉ từ 35-55 kg.

     

    Đây là lý do giá bán thịt lợn trà xanh đang cao hơn giá thịt lợn thông thường và do chưa có nhiều sản lượng nên thịt lợn trà xanh vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng. Được biết, thời điểm cận Tết này, khách hàng đua nhau đặt thịt lợn này để ăn Tết.

     

    Cùng với thịt lợn trà xanh, nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Ninh Bình đã quen thuộc với các sản phẩm rau, củ, quả an toàn được phân phối tại các gian hàng của Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh. Những sản phẩm này đều có nguồn gốc từ các vùng sản xuất nông sản tập trung theo hướng an toàn, VietGAP ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, thành phố Tam Điệp hay các hộ trồng rau trong nhà kính, nhà màng.

     

    Trại sản xuất rau sạch của anh Mai Văn Bản, thôn Bồ Vi 2, thị trấn Yên Thịnh (huyện Yên Mô) là một nơi như thế. Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau sạch của anh Bản vào một ngày cuối năm, đúng vào lúc rau, củ, quả vụ đông đang cho thu hoạch rộ. Những luống cà chua quả chín đỏ, đậu cô-ve, dưa chuột sai trĩu quả, su hào, súp lơ xanh non…

     

    Anh Bản chia sẻ: Mong muốn có nông sản sạch đến với người tiêu dùng, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, tôi đầu tư gần 200 triệu đồng để làm 1.000 m2 nhà màng với hệ thống tưới phun hiện đại, có thể sản xuất rau quanh năm.

     

    Hiện tại, trại rau của tôi đang cung cấp rau, củ cho một số cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh và các siêu thị nhỏ ở Hà Nội. Do trồng rau trong nhà màng nên ngăn ngừa được côn trùng cũng như sâu bệnh hại rau, bảo vệ rau trồng khỏi tác động của thời tiết, tạo môi trường tốt cho rau sinh trưởng và phát triển, nhờ vậy sản phẩm cam kết “5 không”: Không thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không dư lượng nitrat, không dư lượng kim loại nặng, không sử dụng thuốc trừ cỏ, không chất kích thích tăng trưởng.

     

    Tiếp tục nhân rộng

     

    Hiện nay, nhờ ý thức về tầm quan trọng của thực phẩm sạch, người tiêu dùng đã tự giác tìm đến các địa chỉ cung ứng sản phẩm nông sản tin cậy và sẵn sàng chi trả xứng đáng cho các sản phẩm này. Doanh nghiệp, HTX, người nông dân sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh cũng đang trên đà mở rộng với nhiều sản phẩm đa dạng.

     

    Bên cạnh đó, tỉnh, các địa phương, ngành nông nghiệp coi đây là một trong những nội dung quan trọng của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nên rất tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Đây chính là những yếu tố thuận lợi bước đầu để nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao tạo chỗ đứng vững vàng và phát triển trong tương lai.

     

    Ông Nguyễn Văn Sáng, Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp hữu cơ Khánh Trung, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh nêu quan điểm: Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi rất đúng bởi nó hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của cả người sản xuất và người tiêu dùng, do vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền để nông dân hiểu và dần dần làm theo.

     

    Vụ mùa 2018 vừa qua, HTX làm 5 ha lúa hữu cơ, hiệu quả rất tốt, tới đây chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng diện tích này lên 70 ha nữa. Tuy nhiên, băn khoăn nhất của HTX là vấn đề tiêu thụ. Sản phẩm của chúng tôi làm ra sạch thật nhưng chưa được ai chứng nhận, chưa có thương hiệu nên chỉ có người quen hoặc những người tìm đến tận nơi xem quá trình sản xuất mới tin tưởng, đặt mua.

     

    Băn khoăn của người sản xuất như ông Sáng lại cũng chính là mong muốn của những người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Lan, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình chia sẻ: Cơ quan có trách nhiệm và cá nhân, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt chất lượng từ khâu sản xuất, lưu thông, tạo niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng. Có như thế thì người tiêu dùng chúng tôi mới có thể yên tâm sử dụng, gắn bó lâu dài và đồng hành cùng các người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch.

     

    Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, là một lĩnh vực khó, đòi hỏi thời gian đầu tư lâu dài và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, lợi nhuận không cao, do đó, tỉnh và các ban, ngành cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong quá trình đầu tư.

     

    Cùng với đó, cũng phải thực hiện tốt việc rà soát quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước thích hợp cho sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất an toàn… tạo tiền đề vững chắc để nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ phát triển.

     

    Hà Phương

    Nguồn: Báo Ninh Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.