[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sát trùng chuồng trại trong chăn nuôi là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp phần đáng kể quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi.
Chăn nuôi ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc mật độ nuôi đông, việc kiểm soát môi trường không chặt chẽ dễ làm mầm bệnh phát triển là điều không thể tránh khỏi. Để kiểm soát tốt mầm bệnh, ngoài việc sử dụng vaccine và kháng sinh thì cần phải kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi. Vì vậy, để giảm thiệt hại trong chăn nuôi cần khử trùng chuồng trại định kỳ và đúng kỹ thuật.
Định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng được coi là biện pháp hữu hiệu phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi. Vậy nên sử dụng loại thuốc sát trùng nào để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất?
Thuốc sát trùng chuồng trại là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó, chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn…
Đối với đàn gia súc, gia cầm thì việc tiêu độc sát trùng giúp vật nuôi không bị các mầm bệnh xâm nhập. Nơi ở của vật nuôi là địa điểm phải sát trùng đầu tiên từ nền chuồng, trần, vách, khoảng không khí trong chuồng… đều phải phun thuốc sát trùng để diệt trừ mọi vi khuẩn đang ẩn nấp.
Bên cạnh đó, nên phun xịt xung quanh chuồng trại để tránh dịch bệnh từ bên ngoài mang vào, bao gồm cả các vật dụng, phương tiện vận chuyển ra vào trại. Các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào vật nuôi thông qua đường ăn, uống, vậy nên cần khử trùng kỹ các mang ăn, máng uống và các loại dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
Thuốc sát trùng PROTECT có thành phần chính là glutaraldehyde, alkylbenzyldimethyl ammonium chloride. Thuốc có phổ diệt khuẩn rất rộng đối với virus, vi trùng, bào tử vi trùng, mycoplasma, nấm mốc… Protect là dòng thuốc sát trùng chuồng trại an toàn và cao cấp hiện nay, với cách dùng là phun xịt sát trùng không khí và chuồng trại ngay cả khi đang có vật nuôi bên trong. Hiệu quả tiêu diệt và kiểm soát các loại mầm bệnh như:
- Heo: FMD, dịch tả heo cổ điển, dịch tả heo châu Phi, virus gây bệnh tai xanh (PRRS), tiêu chảy do virus, T.G.E, Aujeszky, bệnh Parvo, viêm não Nhật Bản, bệnh Lepto, Clostridium, tụ huyết trùng, phó thương hàn, hồng lỵ, viêm ruột do E.coli, viêm phổi do mycoplasma, Salmonella, cầu trùng.
- Gia cầm: dịch cúm gia cầm, Newcastle, dịch tả vịt, đậu gà, Marek, hội chứng giảm đẻ, hội chứng phù đầu, viêm gan do virus, Gumboro, CRD, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn, cầu trùng, bệnh nấm phổi và các bệnh khác.
- Trâu bò: FMD, dịch tả bò, tiêu chảy do virus, viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung, thương hàn, Lepto, nhiệt thán, sẩy thai truyền nhiễm, bệnh do nấm và các bệnh khác.
Cách phun thuốc sát trùng
Trước khi phun thuốc sát trùng cần làm sạch cơ học bằng cách dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng nuôi một cách triệt để, sau đó cọ rửa bằng nước. Bước này sẽ làm giảm đi một số vi sinh vật tồn tại trên bề mặt chuồng nuôi. Để hạn chế bụi và mầm bệnh theo bụi phát tán vào không khí, nên dùng nước phun lên trước khi quét dọn.
Đối với một số mầm bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan giữa người sang vật nuôi và ngược lại, người chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng trực tiếp lên chất độn chuồng, phân, nước tiểu trước khi quét dọn.
Sau khoảng 1-2 giờ khi bề mặt đã ráo nước, tiến hành phun thuốc đều, đặc biệt là vị trí các hố, hốc… Pha thuốc sát trùng đúng cách rồi sử dụng bình nén khí phun lên toàn bộ trần, vách, tường, mái chuồng nuôi, máng thức ăn, không khí,… Khi phun phải đảm bảo toàn bộ bề mặt đều ướt và phun theo chiều từ trên xuống dưới.
Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc sát trùng tiếp xúc với dụng cụ, môi trường được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc sát trùng
Chú ý đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi dùng thuốc sát trùng chuồng trại như mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, đeo găng tay và rửa tay sạch sẽ ngay sau khi kết thúc công việc khử trùng cho khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Chú ý sử dụng thuốc sát trùng nên thực hiện định kỳ có tác dụng tốt nhất, không nên để đến khi hình thành dịch bệnh mới tiến hành sát trùng, bởi khi này nhà chăn nuôi sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn cho phí hơn và hiệu quả cũng sẽ không cao bằng.
Có thể sử dụng đa dạng các loại thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi khác nhau.
CÔNG TY THUỐC THÚ Y Á CHÂU
Địa chỉ: 130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84).292.3913347 – Fax: (+84).292.3913349
Hotline: 1900 986 834
Email: [email protected]
Website: apc-health.vn
- Sát trùng chuồng trại li>
- achaupharm li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Em muốn mua sản phẩm thuốc sát trùng chuồng heo ạ. Xin hỏi giá cả như thế nào ạ.
Thuốc bán giá bao nhiêu