Sau M&A, Masan Nutri-Science tích hợp hoàn chỉnh mô hình 3F - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Sau M&A, Masan Nutri-Science tích hợp hoàn chỉnh mô hình 3F

    “Chúng tôi muốn thu hẹp khoảng cách về đạm động vật giữa Việt Nam và thế giới”, Chủ tịch Masan Nutri-Science, ông Phạm Phú Ngọc Trai cho biết.

     

    Khoảng cách giữa ngành chăn nuôi Việt Nam và thế giới

     

    Nếu nhìn thoáng qua, lĩnh vực đạm động vật của Việt Nam có vẻ như đã phát triển hết tiềm năng với quy mô thị trường là 18 tỷ USD, tương đương 9% GDP quốc gia. Chuỗi giá trị này bao gồm thức ăn gia súc, chăn nuôi và sản phẩm cho người tiêu dùng đầu cuối, cả ươi sống lẫn chế biến.

     

    Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài mới có thể đạt được tiềm năng đầy đủ của lĩnh vực này vì các yếu tố như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không hiệu quả và năng suất thấp hơn các nước phát triển. Cụ thể hơn, nông dân Việt Nam phải cần 3,5 – 4 kg thức ăn để sản xuất 1 kg thịt heo so với chỉ 2,5 kg cám tại Mỹ.

    Sau M&A, Masan Nutri-Science tích hợp hoàn chỉnh mô hình 3FMasan Nutri-Science thông qua ANCO mua lại thành công 14% cổ phần của Công ty Vissan và hiện nay đã nâng lên tỷ lệ 25%.

     

    Kết quả là người Việt Nam đang phải chi trả nhiều hơn 1,5 – 2 lần cho các sản phẩm thịt so với người Mỹ, trong khi GDP đầu người của người Việt chỉ bằng 1/10 người Mỹ. Hiện nay, hàng triệu người Việt chưa có đủ lượng protein cần thiết trong bữa ăn hàng ngày, với định lượng chỉ 40 kg thịt/người/năm so với Trung Quốc (60 kg), Hàn Quốc (65 kg), EU (75 kg) và Mỹ (hơn 100 kg).
    Vậy điều gì là chìa khóa để mở khóa tiềm năng của lĩnh vực đạm động vật tại Việt Nam?

     

    Câu trả lời là ngành chăn nuôi Việt Nam cần đầu tư vào các sáng kiến thu hẹp khoảng cách về năng suất trong toàn bộ chuỗi giá trị. Điều này đòi hỏi một mô hình kinh doanh “3F” hay “Feed-Farm-Food” (Từ trang trại đến bàn ăn) tích hợp hoàn chỉnh nhằm mang lại lợi ích lớn hơn đến người
    tiêu dùng.

     

    Theo ông Phạm Trung Lâm, Tổng Giám đốc Masan Nutri-Science (“MNS”), trong chuỗi giá trị “3F” thì mảng “Feed”- thức ăn chăn nuôi mới chiếm có 1/3 chuỗi giá trị, còn “Farm” và “Food” chiếm 2/3 còn lại. Qua việc hợp nhất thành công Proconco và ANCO, MNS đã có một chân trong kiềng ba chân “3F”. Tất nhiên, MNS phải phát triển hai “chân” còn lại để có thể thu hẹp khoảng cách giữa ngành thịt Việt Nam với thế giới.

     

    Những chuyển đổi lớn hậu M&A

     

    Masan chắc hẳn đã có những toan tính riêng khi khởi đầu thực hiện mua 40% cổ phần của Công ty cổ phần Việt Pháp Sản xuất Thức ăn gia súc (Proconco). Sau đó là mua lại 70% cổ phần của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Hiện nay, tỷ lệ sở hữu của MNS tại Proconco là 75,15% và ANCO là 99,99%.

     

    Sau khi thành lập MNS, Masan đã có những bước đột phá mới và trở thành công ty thức ăn chăn nuôi nội địa lớn nhất Việt Nam với vị thế dẫn đầu trong phân khúc thức ăn cho lợn (không tính trại gia công). Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sản phẩm cám đột phá mang thương hiệu “Bio-zeem”, là sản phẩm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, giúp người nông dân cho lợn xuất chuồng sớm hơn.

     

    Bio-zeem là nhãn hiệu mẹ cho các sản phẩm có chứa enzym độc quyền giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thịt (FCR), giúp lợn được xuất chuồng sớm 12 ngày so với trung bình thị trường. Ngoài ra, MNS còn phát triển thêm các sản phẩm như Bio-zeem Super không chứa kháng sinh và Bio-zeem Mama giúp tăng 2 lợn con trên nái mỗi năm.

     

    Hiện nay, sản phẩm cám Bio-zeem đóng góp cao nhất vào doanh thu từ cám của MNS. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi là bước đi đầu tiên của Masan trong việc thay đổi ngành đạm động vật của Việt Nam với mục đích tối hậu là cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt có chất lượng.

     

    Đối với Masan, trang trại chăn nuôi lợn là yếu tố hàng đầu để nâng cao năng suất của toàn bộ chuỗi giá trị thịt. Hiện nay, MNS đang cho xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao Masan Nutri-Farm tại Nghệ An với năng suất 230.000 lợn thịt mỗi năm. Khi hoàn toàn đi vào hoạt động, đây sẽ là là trang trại nuôi lợn lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Về mảng thịt, MNS đã thông qua ANCO mua lại thành công 14% cổ phần của Công ty Vissan và hiện nay đã nâng lên tỷ lệ 25%. Với vai trò là cổ đông chiến lược, MNS sẽ tận dụng được dây chuyền sản xuất và hệ thống phân phối toàn quốc của Vissan cho chiến lược phát triển mảng thịt của Công ty.

     

    Với những động thái này, MNS đang đặt những nền tảng ban đầu trong việc tích hợp hoàn chỉnh mô hình 3F vào chuỗi giá trị thịt và các sản phẩm từ thịt đầu tiên tại Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam không chỉ được lợi từ giá hợp lý hơn mà còn đảm bảo các sản phẩm thịt làm ra an toàn và có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn cho các sản phẩm thịt sạch.

     

    Năm 2014, MNS thực hiện việc hợp nhất hoạt động kinh doanh của Proconco và ANCO và đã hoàn tất vào năm 2015, nhờ đó, hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc của MNS bắt đầu khởi sắc với doanh thu thuần đạt 14.054 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 449 tỷ đồng trong năm 2015.

     

    Chiến lược tăng trưởng tiêu dùng độc đáo

     

    Năm 2016 là năm thành công nhất từ trước đến nay của MNS với doanh thu thuần 24.423 tỷ đồng, tăng 73,8% so với năm 2015 và giúp MNS trở thành công ty “tỷ đô”. Lợi nhuận thuần của Công ty năm 2016 là 1.538 tỷ đồng, tăng 242,6% nhờ vào việc kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào chặt chẽ và các sản phẩm mang thương hiệu “Bio-zeem” có giá trị cao giúp cải thiện biên lợi nhuận tương đương ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

     

    Với khả năng được chứng minh qua các phiên gọi vốn lớn và khả năng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian ngắn để vươn lên vị trí dẫn đầu, MNS có nội lực để phát triển mạnh hơn nữa nhằm củng cố vị thế kiềng ba chân trong thị trường thịt và chăn nuôi Việt Nam.

     

    “Tầm nhìn của Công ty là trở thành nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam với ít nhất 50% thị phần và góp phần nâng cao năng suất của ngành sản xuất đạm động vật của Việt Nam. Chúng tôi muốn nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt Nam thông qua cung cấp nguồn đạm động vật ngon, thật và giá hợp lý cho mỗi và mọi bữa ăn”, ông Danny Lê, Phó Chủ tịch MNS cho biết.

     

    Trong một thị trường có giá cả biến động như chăn nuôi lợn, Masan tin rằng việc giá lợn giảm trong thời gian gần đây đã cho thấy sự hiệu quả chiến lược kinh doanh như hàng tiêu dùng nhanh bằng việc tập trung vào đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối. Giá lợn hơi trên thị trường đã giảm từ 42.000 đồng/kg còn 25.000 đồng/kg trong ba quý vừa qua. Công ty ước tính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chịu thiệt hại nặng, giảm 30-40% doanh thu do rất nhiều nông dân treo chuồng, ngừng nuôi lợn. Tuy nhiên, doanh thu của các sản phẩm cám mang thương hiệu Bio-zeem chỉ giảm khoảng 12%. Hiện nay, khi giá lợn hơi tăng trở lại (khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg), Công ty hoàn toàn có đủ khả năng tiến hành củng cố thị phần lớn mạnh hơn nữa. MNS đặt mục tiêu mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ đạt doanh thu 4 tỷ USD và lợi nhuận 400 triệu USD.

     

    Khả năng gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn

     

    Để phát triển lớn mạnh như vậy, chắc chắn tiềm lực tài chính của MNS vô cùng lớn. Masan có khả năng gọi được vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính và đối tác chiến lược hàng đầu với tổng vốn huy động được đến nay là hơn 1 tỷ USD. Chứng kiến thị phần của MNS tăng vọt sau hai năm gia nhập thị trường, khả năng hoàn thiện mô hình “3F” và chiến lược tăng trưởng tiêu dùng hiệu quả, Quỹ KKR đã đầu tư 150 triệu USD vào MNS để sở hữu 7,5% cổ phần, qua đó định giá giá trị thị trường của MNS hiện nay là 2 tỷ USD .

     

    Chia sẻ về mức đầu tư này, ông Ming Lu, Giám đốc quỹ KKR tại khu vực châu Á chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng Masan Group, một công ty đẳng cấp quốc tế, luôn là một lựa chọn đầu tư đúng đắn. Chúng tôi đã chứng kiến quá trình họ phát triển từ một công ty trong ngành hàng gia vị thành một tập đoàn hàng tiêu dùng có giá trị 2 tỷ USD. Đến ngày hôm nay, chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng Masan Nutri-Science với niềm tin chiến lược và cơ hội tăng trưởng đột phá trong ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt”.

     

    Như vậy, với khả năng đã được chứng minh qua các phiên gọi vốn lớn và khả năng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian ngắn để vươn lên vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, MNS có nội lực để phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhằm củng cố vị thế kiềng ba chân của mình trong thị trường thịt và chăn nuôi tại Việt Nam.

     

    Như Loan

    Nguồn: Báo Đầu Tư

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.