[Chăn nuôi Việt Nam] – Trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Việt Nam rất cần và phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về đàn bò sữa và sản lượng sữa. Tuy nhiên, việc tăng nhanh đàn bò sữa dẫn đến áp lực về môi trường chăn nuôi rất lớn. Vì vậy, người chăn nuôi, người kỹ thuật nên suy nghĩ đến các biện pháp kỹ thuật, các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cần áp dụng để từ đó khai thác tối đa tiềm năng cho sữa của vật nuôi, của trang trại chăn nuôi.
Toàn cảnh hội thảo
Đó là nội dung được khẳng định trong hội thảo “Chăn nuôi bò sữa Công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa”, do Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Công ty Cổ phần Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam tổ chức ngày 2/6/2022 trong khuôn khổ triển lãm Viet Nam Dairy 2022. Gần 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý và người chăn nuôi đã tới tham dự hội thảo.
TS Lê Văn Thông, Tổng Thư kí kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu thông qua chương trình hội thảo
Nội dung của hội thảo xoay quanh vấn đề: các công nghệ cao, công nghệ tiên tiên cùng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp được áp dụng trong chọn lọc nhân giống, quản lý đàn, trong tạo nguồn và chế biến thức ăn, trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò….nhằm nâng cao năng suất và hiêu quả trong chăn nuôi.
PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam dẫn số liệu: Trong giai đoạn năm 2015-2021, đàn bò tăng trưởng bình quân 3,34 %, trong đó: bò sữa tăng trưởng 3,77 %. Đến 31/12/2021: Đàn bò sữa đạt 375,000 ngàn con, tăng 13,17 % so với năm 2020 (Theo Tổng cục Thống kê).
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2018-2020, nước ta phải bỏ ra gần1 tỷ USD để nhập sữa, riêng năm 2021 kiêm ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 1138 triệu USD, tăng 12,56% so với năm 2020. Nếu tính bình quân tiêu thụ sữa đầu người ở nước ta sản xuất ra mới đạt trên 12 lít sữa tươi, sữa quy đổi ước chừng 28 -30 lit/năm/người, trong khi bình quân của thế giới là 106-107 lít/người/năm…
Theo nhận định của PGS.TS Hoàng Kim Giao, bên cạnh những mặt thuận lợi như: chính sách ưu tiên của nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó là: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm độ cao, áp lực về phòng chống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài đối với bò sữa là rất lớn; kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa chưa nhiều, chưa dày, đặc biệt về khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng đối với đàn bò sữa năng suất cao. Việc ứng dụng các kỹ thật công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa còn hạn chế hoặc không đồng đều, đồng bộ; chăn nuôi phân tán (gần 60% đàn bò chăn nuôi phân tán trong hộ nông dân), quản lý không đồng nhất.
Hội thảo thu hút được nhiều nhà chăn nuôi, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp… tham dự
Đây là nguyên nhân chính rất khó kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa và chất lượng sữa sản xuất ra không ổn định, không đồng đều giữa các trang trại và hộ chăn nuôi. Cùng với đó, sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở thu mua chế biến sữa chưa bền chặt, đôi khi có sự bất hòa.
Cũng theo PGS.TS Hoàng Kim Giao, xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng không những trên thế giới mà cả nước ta càng ngày càng cao vì thế thị trường sữa còn rất rộng, rất sôi động đặc biệt về sữa tươi ở trong nước. Trước yêu cầu đó, Việt Nam rất cần và phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về đàn bò sữa và sản lượng sữa. Tăng nhanh đàn bò sữa đưa đến áp lực về môi trường chăn nuôi rất lớn.
PGS.TS Hoàng Kim Giao khẳng định: “Vì vậy, người chăn nuôi, người kỹ thuật phải suy nghĩ đến các biện pháp kỹ thuật, các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cần áp dụng để từ đó khai thác tối đa tiềm năng cho sữa của vật nuôi, của trang trại chăn nuôi. Trên cơ sở đó giảm số lượng vật nuôi, giảm đầu tư, chi phí chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường nhưng tăng hiệu quả khi đầu tư, điều đó có nghĩa là người chăn nuôi cần tăng sản lượng sữa trên cơ sở tăng tỷ lệ bò cái vắt sữa trong đàn, tăng năng suất của một bò vắt sữa/chu kỳ cho sữa”.
Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Phát biểu tại hội thảo, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, bò sữa vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cao cho toàn thể người dân, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ và sinh kế cho người nông dân. Phải khẳng định chăn nuôi bò sữa có đặc thù riêng trong sản xuất và tiêu thụ. Làm sao để sao người chăn nuôi, người nông dân có thể chăn nuôi hiệu quả, liên kết và gắn bó với các doanh nghiệp sữa là điều rất quan trọng nhất.
Ngày nay, chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi khác đang phải tiếp cận với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thế hệ thứ 4. Chúng ta đã có nhiều công nghệ cao được vận dụng trong chăn nuôi bò sữa đó là: Công nghệ phân ly giới tính, phôi phân ly giới tính trong sinh sản; công nghệ TMR, RMF trong dinh dưỡng…
“Cùng với đó, chăn nuôi bò sữa ngày nay không chỉ quan tâm đến năng suất mà còn phúc lợi động vật, xử lí môi trường chăn nuôi, đặc biệt là sự phát thải khí CH4. Vì những lí do này, tôi đánh giá cao Hiệp hội Sữa Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn kết hợp Công ty Vietfair tổ chức hội thảo nhằm mục đích giới thiệu công nghệ cao, tiên tiến cho doanh nghiệp, bà con chăn nuôi, tùy theo điều kiện để áp dụng một phần hay toàn phần quy trình chăn nuôi, nhằm mục đích cải tiến nhằm phát triển bền vững, giảm phần phụ thuộc nhập khẩu sữa. Đây là mục tiêu quan trọng để đáp ứng chiến lược phát triển chăn nuôi nói riêng và chiến lược ngành nông nghiệp nói chung. Tôi cũng rất mong muốn bà con nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ để khép kín chuỗi giá trị sản xuất để phát triển bền vững, hiệu quả”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều báo cáo về hiện trạng, giải pháp về ngành chăn nuôi bò sữa như:
“Tình hình chăn nuôi bò sữa ở VN trong những năm vừa qua và giải pháp phát triển trong những năm tới” do TS Phạm Thị Kim Dung – Trưởng Phòng Giống vật nuôi trình bày
Chăn nuôi bò sữa của Hà Nội, những khó khăn và thách thức – do TS Nguyễn Ngọc Sơn Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội trình bày.
Một số công nghệ cao được ứng dụng và các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa do PGS.TS Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện KHKT Chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam trình bày.
Một số giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sữa bò Việt Nam do TS Tăng Xuân Lưu – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì trình bày
SILVAFEED – Chiết xuất Tannin tự nhiên từ thân cây hạt dẻ – Nâng cao hiệu quả chăn nuôi Bò thịt – Bò sữa do TS Nguyễn Đức Điện – Giảng viên Đại học Tây Nguyên, Công ty MTV Dinh dưỡng Ánh Dương Khang trình bày.
Chất lượng giống bò sữa nhập khẩu về Việt Nam và khả năng thích ứng của chúng do ông Nguyễn Văn Ngọc – Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty APDC trình bày.
Cũng trong hội thảo, các đại biểu đã có phần thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam:
PGS TS Sử Thanh Long, Trưởng Bộ môn Ngoại Sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TS Đặng Hoàng Lâm – Giảng viên Trường Đại học Hùng Vương
TS Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
TS Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia
Đại diện Tập đoàn TH True Milk
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Bài và ảnh: HÀ NGÂN
Kết luận Hội thảo, PGS TS Hoàng Kim Giao khẳng định: Hội thảo đã có nhiều trao đổi để vừa học hỏi vừa chia sẻ kinh nghiệm tốt của cơ sở mình, địa phương mình cho những nơi khác làm theo, và không lặp lại sai lầm mà các cơ sở khác đã vướng, vấp phải. Và cuối cùng, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phải hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi, các sản phẩm sữa từ trang trại bò sữa đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất