Phối giống nhiều lần không đậu thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất mát kinh tế lớn cho người chăn nuôi do kéo dài khoảng cách lứa đẻ, tăng chi phí thức ăn và thú y.
Nhóm nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp để xử lý tình trạng bò cái lai hướng sữa phối giống nhiều lần không mang thai. 63 bò cái có trên 3 lần phối chưa mang thai được phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm.
Ảnh minh họa
Nhóm 1: Sau khi áp dụng việc bơm dung dịch lugol 0,5% vào tử cung trong 3 lần cách nhật và chờ lên giống lại để phối giống.
Nhóm II: Sau khi áp dụng thụt rửa lugol bò được cho nghỉ ngơi, đến ngày thứ 10 chích lutalyse (5ml/ con) lần 1 và chích lập lại lần 2 sau đó 10 ngày. Sau khi chích lutalyse lần 2 khoảng 56 giờ bò sẽ được chích 2,5 ml fertagyl và phối giống lần đầu sau đó 12 – 15 giờ, phối kép lần 2 sau đó 10 – 12 giờ.
Nhóm III: Tương tự nhóm II và được chích 1500 UI chorulon vào khoảng ngày 5-6 sau khi phối giống.
Những bò cái không có bất kỳ sự can thiệp nào được sử dụng như là đối chứng.
Kết quả cho thấy ở những bò cái có trên 3 lần gieo tinh thất bại nếu tiếp tục gieo tinh tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào ngoại trừ yếu tố cân đối lại khẩu phần thì tỉ lệ đậu thai ở lần phối kế tiếp chỉ đạt khoảng 16%. Ở nhóm I, việc thụt rửa làm sạch tử cung rồi tiếp tục chờ lên giống lại để gieo tinh thì có xu hướng cải thiện tỉ lệ đậu thai (23,8%) so với đối chứng (16%, P>0,05). Ở nhóm II, sau khi thụt rửa tử cung và áp dụng liệu pháp chích 2 liều PGF2α cách nhau 10 ngày kết hợp với GnRH trước khi gieo tinh cải thiện đáng kể tỉ lệ đậu thai ở lần gieo tinh đầu tiên sau khi xử lý so với nhóm bò ở nhóm I (28,6%) hoặc so với đối chứng (16%, P<0,05%). Tuy nhiên, nếu so với nhóm I thì liệu pháp sử dụng PGF2α + GnRH ở nhóm II có tỷ lệ đậu thai cao hơn nhưng chưa có sự sai khác có ý nghĩa (P=0,06). Ở nhóm III, cho kết quả tỷ lệ đậu thai ở lần gieo tinh đầu tiên sau khi xử lý là cao nhất (38,1%) và sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng cũng như các liệu pháp khác.
Nguyễn Ngọc Tấn và CTV
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (Tháng 10/2014)
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi bò sữa li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Theo như nguồn trích dẫn, bài báo được lấy từ tạp chí KHKT chăn nuôi tháng 10/2014. Tuy nhiên, trong danh mục của tạp chí (link website bên dưới) lại không tìm thấy tên cũng như tác giả bài báo. Có thể cho biết bài báo gốc nằm ở đâu ? vì muốn tìm đọc chi tiết nội dung bài báo. Xin cảm ơn.
http://vcn.vnn.vn/tạp-chí-khoa-học-công-nghệ-chăn-nuôi-số-50_n58770_g756.aspx
Thưa độc giả Trần Khương, bài viết được trích nguồn từ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi của Hội Chăn nuôi Việt Nam, không phải từ nguồn như độc giả đã dẫn link. Độc giả muốn tìm đọc thêm thông tin có thể mua tạp chí bằng cách liên hệ TS. Nguyễn Tất Thắng phụ trách xuất bản và phát hành của Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Sđt: 0913229218. Trân trọng!