Công ty GTNFoods đã công bố kế hoạch nâng sở hữu tại Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam – công ty mẹ của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu – lên tối đa 65%.
Theo nghị quyết mới công bố, Hội đồng quản trị của Công ty GTNFoods (Mã CK: GTN) đã thống nhất thông qua việc đầu tư giai đoạn 2 vào Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam – Vilico (Mã CK: VLC). Theo đó, GTNFoods muốn nâng sở hữu tại tổng công ty này từ 7,7% lên 65%.
Vilico còn được biết đến là công ty mẹ của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu với sở hữu 51% vốn, đơn vị sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu đang được lưu hành trên thị trường. Doanh thumặt hàng sữa trong doanh thu thuần của Vilico duy trì ở mức xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lợi nhuận gộp của các sản phẩm sữa chiếm tỷ trọng từ 84-98% kể từ thời điểm cổ phần hóa đến nay.
GTNFoods đặt kế hoạch nâng sở hữu tại Vilico, công ty mẹ sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu lên 65%. |
Là một doanh nghiệp sở hữu hàng loạt công ty con và công ty liên kết trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có cả thương hiệu Sữa Mộc Châu, tuy nhiên phải đến đầu năm nay khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo thoái vốn, Vilico mới thực sự thu hút được sự chú ý với các nhà đầu tư. Theo đó, Bộ Nông nghiệp công bố sẽ thoái toàn bộ 77,59% vốn đang sở hữu tại Vilico thông qua đấu giá công khai và chào bán cho cổ đông chiến lược.
Cuối tháng 4, 37,59% vốn của Vilico đã được đấu giá thành công thu về gần 395 tỷ đồng. Sau đó hai tháng, việc chuyển nhượng số cổ phần còn lại cho cổ đông chiến lược được lựa chọn – Công ty Việt Xuân Mới bắt đầu được thực hiện.
Tuy nhiên, chưa tới nửa năm đầu tư vào Vilico, Việt Xuân Mới mặc dù là cổ đông chiến lược đã thoái gần hết phần vốn sở hữu tại tổng công ty này. Tính đến 18/11, sở hữu của cổ đông chiến lược này tại Vilico chỉ còn 1,67 triệu cổ phiếu (2,65%), trong khi trước đó đã nhận chuyển nhượng gần 27 triệu cổ phiếu, tương đương 40% từ Bộ Nông nghiệp.
Về phía GTNFoods, đây là công ty được thành lập từ cách đây 5 năm và hiện đang hoạt động với mô hình tổng công ty sở hữu các công ty con hoạt động trong từng ngành nghề nhất định. Định hướng của công ty thực tế đã liên tục thay đổi trong quá trình mở rộng quy mô.
Trong đó, từ lĩnh vực khai khoáng sau khi GTNFoods mới thành lập đến thời kỳ năm 2013 – 2014 đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt là tre công nghiệp và các sản phẩm nhựa xây dựng. Đến những năm gần đây, ban lãnh đạo của công ty quyết định chuyển hướng sang các mặt hàng tiêu dùng và nông nghiệp. Nằm trong định hướng phát triển, trước khi có quyết định thâu tóm Sữa Mộc Châu, GTNFoods cũng trở thành công ty mẹ của Tổng công ty Chè Việt Nam với sở hữu tính đến cuối quý II là 95%.
Hàng loạt kế hoạch thâu tóm các tổng công ty nhưng kết quả thực tế đem lại cho GTNFoods không quá ấn tượng, thậm chí còn giảm mạnh so với cùng kỳ. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của công ty chỉ đạt gần 1.350 tỷ và 8 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa tới 20% so cùng kỳ năm trước.
Trong khi ngay từ đầu năm, Đại hội đồng cổ đông của GTNFoods đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.500 tỷ đồng và lợi nhuận 100 tỷ đồng. Tính ra sau 9 tháng, GTNFoods mới hoàn thành gần 8% chỉ tiêu lợi.
P.V
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất