[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản lượng sữa tươi từ đàn bò trong nước ước đạt 1,2 triệu tấn (năm 2023), tăng 7,2% so với 2022, năng suất đạt trên 5,75 tấn/năm. Sữa nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu.
PGS.TS Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết thông tin trên tại buổi họp báo về triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội hôm 03/05/2024.
Triển lãm triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam (Vietnam Dairy 2024) do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và phối hợp với Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) tổ chức từ tại Nhà Thi đấu TDTT Phú Thọ, Số 1 Lữ Gia, P.15, Q.11, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện năm nay với chủ đề “Bạn khoẻ mạnh, Việt Nam khoẻ mạnh” sẽ mở cửa đón khách từ 14h ngày 30/5 đến 12h ngày 2/6/2024 .
Họp báo về triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam
Doanh thu ngành sữa đạt trên 120 ngàn tỷ đồng, dư địa vẫn còn nhiều
PGS.TS Trần Quang Trung cho biết, ngành sữa Việt Nam đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu ngành sữa tăng trưởng nhanh chóng, cụ thể: Năm 2018 là 109 ngàn tỷ, năm 2020 là 113,7 ngàn tỷ. Năm 2023, sản lượng sữa nước đạt 1.860 triệu lít, tăng 7,5% so 2022; sữa bột đạt 1.540.000 tấn, 1% so với 2022.
Cả nước có 1700 trại bò sữa, trung bình đạt 27,4 con/trại, và nhiều trại có quy mô lên tới hàng chục ngàn con; cùng với đó, có trên 28 000 hộ chăn nuôi bò sữa. Hiện đàn bò sữa cả nước trên 323. 000 con. Sản lượng sữa tươi từ đàn bò sữa trong nước ước đạt 1,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với 2022, năng suất duy trì đạt trên 5,75 tấn sữanăm. Sữa nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được trên 40% nhu cầu. Năm 2023, Việt Nam phải chi đến 1,2 tỉ USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa.
PGS.TS Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam
Cùng với đó, theo PGS.TS Trần Quang Trung, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành sữa đạt trên 1 tỷ USD có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới nhưng tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn thấp so với khu vực Đông Nam Á và rất thấp so với các nước châu Âu. Tiêu thụ sữa ở Việt Nam mới đạt từ 26-28 lít/người/năm, trong khi đó Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và châu Âu là từ 80-100 lít /người/năm.
“Do đó, dư địa cho ngành sữa phát triển cả thị trường trong nước và xuất khẩu còn rất nhiều. Tuy nhiên, để phát triển và xuất khẩu sữa, chúng ta phải hướng tới áp dụng các giải pháp để sản xuất xanh (trang trại chăn nuôi, trồng trọt đạt tiêu chuẩn net zero), tiêu dùng xanh (tái chế bao bì) để tiếp cận các thị trường có yêu cầu khắt khe, hướng tới phát triển bền vững.
“Thông qua các hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ triển lãm, các chuyên gia sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận để góp phần đưa ngành sữa Việt Nam phát triển bền vững hơn…”, PGS.TS Trần Quang Trung chia sẻ thêm.
PGS. TS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia
PGS. TS. Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ thông tin: năm 2020, tỷ lệ tiêu thụ thịt toàn quốc đạt 136,4 g/người/ ngày (trong đó chủ yếu là thịt đỏ với 95,5g/người/ngày) – khuyến nghị là 70 g/người/ngày. Tuy nhiên, xu hướng tăng protein không song hành với tăng canxi trong khẩu phần. Hàm lượng canxi trong sữa tươi 120 mg/100g, sữa chua từ 65-150mg/100g. Cùng với, dễ hấp thu, cân đối về thành phần dinh dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi và thể trạng, sữa và các sản phẩm sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho người dân Việt Nam. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.
Viet nam Dairy: Ngày hội của các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam
Viet nam Dairy ngày hội định kỳ của các doanh nghiệp ngành sữa tại Việt Nam, đồng thời là dịp chào mừng “Ngày Sữa Thế giới và Ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6”.
Các đơn vị sẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất của các nhóm ngành hàng: Sữa và sản phẩm sữa; công nghệ, dây chuyền chế biến và bao bì sữa; kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y, vắc xin dùng cho bò sữa; thiết bị và phương pháp kiểm nghiệm sữa; công nghệ tái chế bao bì, xử lý môi trường; dịch vụ và giải pháp chuyển đổi số trong ngành công nghiệp Sữa, hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, tư vấn chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ đồng hành cùng ngành sữa…
VIETNAM DAIRY 2024 quy tụ gần 200 gian hàng từ các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế như Vinamilk, Nutifood, Vinasoy, IDP, Nestle, Abbott, Mead Johnson, Nutricare, VP Milk, Meiji Food, Dairy – Pac, Care For, Natrumax, Coco Milk, … và một số thương hiệu quốc tế đại diện cho ngành sữa của các quốc gia: Newzealand, Australia, Pháp, Đan Mạch, …
Đặc biệt phải kể đến tài trợ chính triển lãm VIETNAM DAIRY 2024: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – VINAMILK; Tài trợ đồng hành cùng triển lãm: NUTIFOOD, NESTLE, VINASOY, IDP, CARE FOR.
Trong khuôn khổ triển lãm, Ban tổ chức chức phối hợp với các cơ quan hữu quan, Hiệp hội ngành hàng và đơn vị tài trợ chính VINAMILK, đơn vị tài trợ đồng hành ABBOTT, NUTRICARE, … tổ chức hội thảo chuyên ngành với các chủ đề chính:
Các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành sữa Việt Nam; Giải pháp tăng cường tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam; Phổ biến một số văn bản pháp luật và xu hướng tiêu dùng liên quan đến ngành Sữa Việt Nam.
Khách chuyên ngành khi đến với triển lãm còn được tham dự các hoạt động như: Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa; tư vấn kiến thức chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi, trang trại bò sữa…
Ngoài ra, Ban tổ chức phối hợp với hiệp hội hữu quan – Hội Tự động hoá TP. Hồ Chí Minh (HAuA) tổ chức talk show “Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành sữa” cũng như phối hợp với một số đơn vị phát động và tổ chức chương trình “Thu vỏ hộp sữa nhận quà tặng”.
Triển lãm dự kiến sẽ đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách tham quan đến từ các tỉnh, thành: người tiêu dùng sữa; tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh từ sữa và sản phẩm sữa tại Việt Nam; sinh viên các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, ngành chăn nuôi; hợp tác xã, hộ chăn nuôi bò – bò sữa…
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Giám đốc Chi nhánh Vinamilk Hà Nội
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Giám đốc Chi nhánh Vinamilk Hà Nội – cho biết, giờ đây, việc đóng góp của ngành sữa cho một “Việt Nam khỏe mạnh” không chỉ là mang lại các giá trị dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe của người dân mà còn là mang đến một tương lai bền vững hơn cho môi trường, cuộc sống và xã hội Việt Nam. Đó cũng chính là động lực để Vinamilk luôn tiên phong và bền bỉ với hành trình hướng đến phát triển bền vững trong những năm qua.
Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam
Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam cho biết đây là lần thứ 4, liên tiếp Nestle Việt Nam được đồng hành cùng Hiệp hội Sữa Việt Nam.
“Chúng tôi tự hào là thành viên của Hiệp hội tích cực của Hiệp hội Sữa Việt Nam, chung tay vì sự phát triển bền vững và lành mạnh của ngành sữa nhằm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng, an toàn và phù hợp với nhu cầu và khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam, được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến hàng đầu.
Nestle là công ty thực phẩm sống vui sống khỏe với tầm nhìn tối ưu hóa sức mạnh của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và cả những thế hệ mai sau. Trong gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, chúng tôi luôn kiên định cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tham gia triển lãm, sữa quốc tế năm nay, thông qua thế mạnh về nghiên cứu và phát triển của một tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới, chúng tôi với đại diện là nhãn hàng Nestle Milo mong muốn đem đến các sản phẩm dinh dưỡng hợp lý và thể thao hàng ngày góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam bền bỉ hơn.
HÀ NGÂN
Cổng đăng ký tham quan của Triển lãm đã được chính thức mở cửa từ ngày 22/04/2024, để giúp ban tổ chức cập nhật thông tin, chuẩn bị và đón tiếp chu đáo nhất, Quý vị vui lòng nhấn vào đường link: https://dairy.visitor-regis.com/ để làm thủ tục & nhận sticker huy hiệu vào cổng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
- triển lãm sữa li>
- Viet Nam Dairy li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất